Hiệu quả Chương trình đầu tư có thu hồi trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê

08:14, 08/11/2016

BHG- Huyện Bắc Mê triển khai Chương trình đầu tư có thu hồi (ĐTCTH) để tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) từ năm 2013. Với hình thức hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất trong khoảng thời gian nhất định rồi thu hồi lại để tái đầu tư hỗ trợ cho hộ dân khác. Bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức và sự chủ động của người dân trong SXNN.

Chương trình ĐTCTH để tái đầu tư trong SXNN được huyện Bắc Mê thực hiện lồng ghép với chương trình cánh đồng mẫu “sản xuất 5 cùng” tại 4 xã, thị trấn là: Yên Định, Minh Ngọc, Yên Phong và thị trấn Yên Phú, được thực hiện trên 2 loại cây trồng chính là ngô và lúa với tổng diện tích trên 300 ha. Điển hình như vụ Xuân năm 2016, xã Minh Ngọc thực hiện Chương trình ĐTCTH do Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đầu tư cho bà con nông dân 4 thôn (Nà Cau, Nà Thàng, Nà Lá và Nà Thài) cho ứng giống lúa, phân bón trước mùa vụ vớ tổng diện tích là 70 ha lúa. Kết thúc vụ Xuân, năng suất lúa đạt 57 tạ/1ha; trong khi đo, năng suất lúa của xã khi không thực hiện chương trình này chỉ đạt 52 tạ/1ha. Qua thời gian triển khai đã cho thấy được tính hiệu quả của chương trình và tạo được sự đồng thuận của người dân.

Chị Hoàng Thị Xuân, thôn Bản Lầng, xã Yên Phong cho biết: Từ khi triển khai vốn ĐTCTH, gia đình tôi sử dụng có hiệu quả vật tư cung ứng giống, phân bón. Ngay từ đầu mùa vụ, Nhà nước đầu tư giống, vốn cho nhân dân; sau khi hoàn thành mùa vụ, chúng tôi đã hoàn trả lại giống, vốn khi Nhà nước đầu tư cho chúng tôi. Còn anh Nông Quốc Trấn, Tổ trưởng Tổ thu hồi vốn ĐTCTH thôn Bản Sáp, thị trấn Yên Phú cho biết: Thôn Bản Sáp thành lập được một tổ vốn ĐTCTH vốn của Nhà nước cung ứng giống về cho bà con nhân dân. Tổ cũng đã thu hồi vốn đầy đủ theo đúng kế hoạch của cấp trên giao; việc quản lý vốn chúng tôi tổ chức thu theo nhóm hộ; hẹn bà con nhân dân vào một ngày nào đấy tại hội trường thôn để thu đồng bộ, tránh tình trạng bỏ sót gây thất thoát vốn của Nhà nước.

Để mô hình được triển khai có hiệu quả, huyện Bắc Mê đã chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo và thành lập tổ dịch vụ để thực hiện mô hình một cách có hiệu quả và nhất quán trong tất cả các khâu. Việc thu hồi phần vốn Nhà nước đầu tư cho nhân dân thông qua Ban chỉ đạo của xã và tổ dịch vụ của thôn. Tổ dịch vụ của thôn có trách nhiệm thu hồi toàn bộ số vốn của các hộ vay. Kinh phí thu hồi được tiếp tục tái đầu tư cho vụ sau, có thể ở thôn, hộ đã thực hiện, nhưng không quá 2 lần để chuyển cho thôn khác, hộ khác trong xã. Việc thực hiện mô hình ĐTCTH để tái đầu tư phát triển SXNN ở Bắc Mê mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn song hiệu quả từ hình thức này đã được thực tế chúng minh, bà con nhân dân tin tưởng và đồng tình hưởng ứng. Việc thực hiện mô hình đã thực sự trở thành động lực, một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy người nông dân đẩy mạnh việc thực hiện thâm canh, nâng cao năng suất trong SXNN.

Bà Phạm Thị Thân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Phú, cho biết: Chương trình ĐTCTH để tái đầu tư, huyện Bắc Mê triển khai đã có tác động tích cực đối với bà con nhân dân trong thị trấn nói chung, bà con nhân dân trong huyện nói riêng; đặc biệt, đối với hộ nghèo, họ có cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn mà không phải đầu tư từ ban đầu, như vậy sẽ tạo cho nhân dân có điều kiện để thâm canh tăng năng suất cây trồng và ổn định cuộc sống.

Cùng với việc tổ chức cho nhân dân ứng phân, giống trước mùa vụ theo 2 hình thức là doanh nghiệp ứng trước đầu tư theo hình thức có thu hồi và ứng trước có thu hồi từ nguồn ngân sách của huyện; huyện Bắc Mê cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Vật tư Nông nghiệp, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để bà con được cung ứng giống, phân trước mùa vụ cũng đẩy mạnh chuyển giao khoa học kĩ thuật cho người dân thực hiện thâm canh trong sản xuất.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tới đây, trong việc ĐTCTH sẽ chuyển sang hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò; hỗ trợ vốn ban đầu sau đó thu hồi trong việc trồng cỏ đối với các hộ gia đình ở các xã, thị trấn để thực hiện được Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ IX. Bên cạnh đó, một số mô hình ở các xã mang tính đặc trưng, đặc thù như: phát triển cây hồi ở xã Đường  Âm; phát triển vùng nguyên liệu cây nghệ ở xã Minh Ngọc và các vùng lân cận phục vụ cho chuỗi giá trị sản xuất về trồng, tinh chế bột nghệ.

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình ĐTCTH để tái đầu tư trong SXNN tại huyện Bắc Mê đã từng bước làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người nông dân. Góp phần hạn chế và loại bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự đầu tư cho không của Nhà nước; hướng tới một nền SXNN bền vững, giảm chi phí và sức lao động; đồng thời tăng năng suất và thu nhập cho nhân dân.

Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước và phổ biến các chế độ, chính sách mới

BHG- Sáng 31.10, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh tổ chức Hội nghị Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) và phổ biến các chế độ, chính sách mới. Tham dự hội nghị có lãnh đạo KBNN và các sở, ban, ngành của tỉnh; cán bộ KBNN các huyện, các đơn vị dự toán, kế toán trên địa bàn tỉnh.

31/10/2016
Công ty Xăng dầu Hà Giang: Nghiệm thu, bàn giao Cửa hàng Xăng dầu Đồng Yên

BHG- Ngày 29.10, Công ty Xăng dầu Hà Giang tổ chức nghiệm thu, bàn giao cửa hàng Xăng dầu Đồng Yên (xã Đồng Yên, Bắc Quang). 

31/10/2016
Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh giải ngân vốn vay tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên

BHG - Ngày 29.10, tại UBND xã Linh Hồ, Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội LHPN huyện Vị xuyên tổ chức giải ngân vốn vay cho hội viên. Tới dự có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và huyện, đại diện Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh cùng đông đảo chị em hội viên Hội phụ nữ xã Linh Hồ. 

30/10/2016
Khi cử nhân... về làng

BHG - Tốt nghiệp các trường đại học với những tấm bằng loại khá, giỏi; nhiều cử nhân có cơ hội để làm việc tại các thành phố lớn, nhưng cũng có không ít bạn trẻ nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc quyết định trở về khởi nghiệp trên chính quê hương mình, quyết tâm bắt vùng đất khó "nhả ngọc" với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.

29/10/2016