Hiệu quả từ thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

06:10, 09/04/2016

BHG- Qua gần 7 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ, CVĐ đang ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân với khuynh hướng chọn hàng sản xuất trong nước thay cho hàng ngoại nhập ngày càng tăng.

Khách mua hàng tại chợ phiên xã Quang Minh (Bắc Quang).
Khách mua hàng tại chợ phiên xã Quang Minh (Bắc Quang).

Thực hiện Công văn số 870/MTTƯ-BCĐTƯCVĐ ngày 24.6.2015 của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công thương tỉnh đã phối hợp với chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội tuyên truyền nội dung CVĐ gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ban chỉ đạo CVĐ đã chủ động thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân quan tâm sử dụng hàng Việt, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng. Cùng nhiều hoạt động tuyên truyền bằng các hình thức như: Báo, Đài Phát thanh - truyền hình, bản tin, Website...; tuyên truyền trực tiếp thông qua các phiên chợ bán hàng Việt, chợ phiên vùng cao, băng zôn, tờ rơi... có nội dung dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán và ngôn ngữ của từng khu vực. Cùng với đó, xây dựng thí điểm thành công điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Tổ chức, tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại: Tham gia trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như cam sành, mật ong, chè... tại Hội chợ Công thương khu vực đồng bằng sông Hồng 2015; tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm thế mạnh của tỉnh phục vụ Đại hội Liên nghị viện thế giới IPU lần thứ 132 tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; đăng ký cho doanh nghiệp tham gia một số Hội chợ trọng điểm tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn...

Thực hiện tốt các hoạt động khuyến công (KC) như: Triển khai 19 đề án KC với tổng kinh phí hỗ trợ 1.807 triệu đồng. Trong đó, kinh phí KC Quốc gia hỗ trợ 4 đề án với 950 triệu đồng; kinh phí KC địa phương hỗ trợ 15 đề án với 857 triệu đồng. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong năm 2015, tỉnh Hà Giang đã tổ chức được 9 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; 15 hội chợ, triển lãm được tổ chức tại các huyện, thu hút trên 400 lượt doanh nghiệp và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các ngành hàng tham gia hội chợ rất đa dạng, phong phú gồm các mặt hàng truyền thống của địa phương, máy móc nông cụ, đồ may mặc, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo... Cùng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thực hiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ... ngăn chặn có hiệu quả đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy sản xuất, cung ứng hàng hóa. Kể từ khi triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình trước người tiêu dùng. Hàng hóa đã chú trọng cải tiến tính đa dạng, mẫu mã đẹp, tiện ích, giá thành rẻ hơn so với hàng nước ngoài, nhất là đối với người lao động bình dân. Hàng hóa trong bách hóa, siêu thị được tuyển chọn kỹ hơn, kiểm tra gắt gao hơn, người tiêu dùng khá an tâm khi lựa chọn.

Ở Hà Giang, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa phát triển mạnh như nhiều tỉnh thành khác. Vì tỉnh ta là tỉnh miền núi khó khăn, giáp biên giới với nước bạn Trung Quốc, giao thông đi lại không thuận lợi, nguồn kinh phí địa phương hạn hẹp nên cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp khi đưa hàng Việt về khu vực các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Trong khi hàng Việt dù chất lượng có tốt hơn song mẫu mã có phần kém bắt mắt và giá không rẻ, hàng nước bạn có giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp, nên người Việt có xu hướng mua đồ Trung Quốc để dùng nhiều hơn. Đứng trước những thách thức đó, trong suốt thời gian thực hiện CVĐ, ngành Công thương cùng Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện, đó là: Tổ chức nhiều hội chợ thương mại đưa hàng Việt về nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, bình ổn giá thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển đưa hàng Việt về nông thôn, sử dụng nhiều mặt hàng là thế mạnh của địa phương để cạnh tranh với mặt hàng nước ngoài... Đặc biệt sau từng năm thực hiện, Ban chỉ đạo đã rút kinh nghiệm để tổ chức triển khai hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Để CVĐ tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, trở thành phong trào thi đua yêu nước của người dân thông qua việc dùng hàng Việt Nam.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thiệt hại gần 6.000 ha Thảo quả... người dân điêu đứng!

BHG- Mất hơn nửa số diện tích Thảo quả, người dân ở các huyện Yên Minh, Quản Bạ, thành phố Hà Giang, Hoàng Su Phì, Xín Mần đang điêu đứng khi nguồn kinh tế chính của gia đình không cho thu hoạch. Đa số các hộ trồng Thảo quả đều là hộ dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Việc mất mùa và phải vài năm sau mới phục hồi lại rừng Thảo quả có thể làm một số gia đình tái nghèo.

31/03/2016
Trồng rừng mà... chưa thành rừng!

BHG- Theo thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ Vị Xuyên, là đơn vị chủ đầu tư hợp đồng giao khoán cho các tập thể, cá nhân có đủ năng lực thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn toàn huyện có 584,0 ha rừng trồng bị thiệt hại. Trong đó, có 503,7 ha rừng trồng phòng hộ và 80,3 ha rừng trồng sản xuất (rừng lâm nghiệp xã hội). Diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại các khu vực vùng cao của các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Kim Linh...

31/03/2016
Sản xuất lâm nghiệp cơ hội và "rào cản"

BHG- Kỳ I: Cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh

Trong những năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2010 – 2015, lĩnh vực lâm nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ người dân đến các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Sản phẩm từ rừng, nhất là gỗ rừng lâm nghiệp xã hội (rừng sản xuất) ngày càng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân và sự phát triển của ngành Nông – lâm nghiệp tỉnh nhà. 

31/03/2016
Quang Bình lựa chọn cây trồng thế mạnh để phát triển bền vững

BHG- Sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn rơi vào điệp khúc "được mùa, mất giá". Để tránh tình trạng đó, các cấp chính quyền huyện Quang Bình đang mở lối đi, cách làm liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để họ "bắt tay" với nhà nông. Đây là giải pháp "căn cơ" để đưa nền sản xuất nông nghiệp Quang Bình phát triển ổn định, bền vững.

09/04/2016