Mùa vàng Vị Xuyên

08:24, 01/02/2016

(Xuân 2016)- Năm 2015, trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế, các yếu tố thời tiết bất lợi như: rét đậm, rét hại, hạn hán, lũ quét... gây thiệt hại về tài sản và hoa màu, ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên đã kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ nông dân tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất; hướng dẫn phát triển những mô hình, chương trình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả cũng như các chương trình liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó đã tạo nên kết quả sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2015 cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng đạt 15.964,2 ha, tăng 4,48% so với năm 2014. Trong đó, diện tích lúa đạt 6.199,2 ha, sản lượng đạt 35.031,4 tấn; cây ngô thực hiện 5.108,9 ha, đạt 111,8% so với kế hoạch tỉnh giao, sản lượng đạt 18.160,6 tấn; cây lạc 963,4 ha, sản lượng đạt 1.694,9 tấn... Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 53.192 tấn, đạt 100,5% kế hoạch tỉnh giao.

Nông dân xã Đạo Đức chăm sóc cây trồng vụ Đông.
Nông dân xã Đạo Đức chăm sóc cây trồng vụ Đông.

Để nâng cao mức đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp theo quy trình kỹ thuật, huyện Vị Xuyên đã xây dựng phương án đầu tư có thu hồi tái đầu tư và tổ chức lại sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức cho các xã, thị trấn ký cam kết xây dựng cánh đồng mẫu “5 cùng”, duy trì hoạt động 230 tổ hợp tác sản xuất. Đến nay, đã xây dựng và duy trì được tổng số 71 cánh đồng, gồm 49 cánh đồng lúa và 22 cánh đồng ngô. Nhiều cánh đồng được áp dụng 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch, kết quả năng suất bình quân cánh đồng mẫu lúa đạt 65 tạ/ha, cánh đồng mẫu ngô đạt 51,8 tạ/ha, cao hơn nhiều so với diện tích đại trà. Có thể thấy, việc áp dụng mô hình sản xuất “5 cùng” đã từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người dân, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần giảm chi phí và sức lao động, đồng thời tăng năng suất và thu nhập cho nhân dân.

Một điểm nhấn ấn tượng của sản xuất nông nghiệp Vị Xuyên năm vừa qua là thực hiện thành công gieo trồng cây vụ Đông. Toàn huyện gieo trồng được 1.172,7 ha cây vụ Đông trong năm 2015, đạt 100,6% kế hoạch; trong đó ngô 328,3 ha, khoai lang 71 ha, khoai tây 15,4 ha, rau đậu các loại 758 ha. Ủ được 6.854 tấn phân để phục vụ sản xuất vụ Đông. Dọc theo Quốc lộ 2 từ thành phố Hà Giang xuống huyện Vị Xuyên, từng vạt rau bắp cải, su hào, những ruộng ngô, khoai tây xanh mướt mắt đang rung rinh dưới những tia nắng ấm áp của mùa Xuân. Những ruộng ngô, vạt rau ấy đã mang lại cho người nông dân nguồn thu lên đến vài chục triệu đồng/ha. Sự thành công trong trồng cây vụ Đông đã góp phần nâng hệ số sử dụng đất của huyện từ 2 vụ lên 3 vụ/năm; tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác; tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Cùng với đó, chăn nuôi cũng được huyện Vị Xuyên xác định là ngành kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Trong năm, huyện đã triển khai 3 phương án phát triển chăn nuôi. Cụ thể là: Phương án chăn nuôi bò nhốt để thoát nghèo bền vững trên địa bàn xã Lao Chải và Kim Linh; phương án cải tạo và phát triển đàn trâu xã Trung Thành; mô hình nuôi vịt trời tại xã Phú Linh và Trung Thành. Ngoài ra, huyện cũng chú trọng đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Diện tích cỏ hiện có là 1.593,9 ha, tăng 242,8 ha so với năm 2014.

Người dân xã Kim Linh chăm sóc đàn bò theo phương án chăn nuôi bò nhốt để thoát nghèo bền vững của UBND huyện.
Người dân xã Kim Linh chăm sóc đàn bò theo phương án chăn nuôi bò nhốt để thoát nghèo bền vững của UBND huyện.

Cùng với đó, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng được phát động mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn huyện với nhiều chương trình cụ thể. Tổng diện tích rừng trồng mới trong năm 2015 là 7.339,8 ha, tương ứng với hơn 11,9 triệu cây, tiến độ đạt 101% kế hoạch. Tổng diện tích nghiệm thu được 5.819 ha, đạt 80% so với diện tích đã trồng. Tỷ lệ cây sống bình quân đạt từ 86% trở lên. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tiếp tục khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng theo kế hoạch...

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hải quan tỉnh dẫn đầu ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính

(Xuân 2016)- Cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành công việc được Cục Hải quan triển khai từ năm 2008. 

30/01/2016
Thí điểm quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng ở Bắc Quang

BHG- Nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn FSC của Hội đồng quản trị rừng thế giới, chiều 29.1, tại Hội trường UBND huyện Bắc Quang, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu lâm nghiệp (CP CN&XNKLN) Hà Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Hội thảo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (FSC) thí điểm áp dụng cho nhóm hộ tại huyện Bắc Quang.

30/01/2016
Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: "Còn công nhân là còn doanh nghiệp"

(Xuân 2016)- Tính đến thời điểm hiện nay, giá bán kim loại của Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang trên thị trường thế giới đã sụt giảm tới 50% so với đầu năm 2015. Làm thế nào để ổn định doanh nghiệp, duy trì sản xuất đang đặt "lên vai" Ban Giám đốc doanh nghiệp.

30/01/2016
BIDV Hà Giang mang "Tết tri ân" cùng "Xuân may mắn"

(Xuân 2016)- Năng động, sáng tạo, trách nhiệm; năm qua, BIDV Hà Giang (Chi hánh Ngân hàng TMCPĐT và PT) thường xuyên tăng cường quảng cáo, tiếp thị, triển khai các biện pháp về chính sách khách hàng, thông tin quảng bá về các loại sản phẩm tiền gửi huy động vốn. 

30/01/2016