Nghị lực vươn lên thoát nghèo của nông dân Hò A Chung

08:07, 10/12/2015

BHG - Trong một chuyến công tác đến xã Đông Minh (Yên Minh), chúng tôi được lãnh đạo xã dẫn đến thăm gia đình anh Hò A Chung ở thôn Nà Noong, gương tiêu biểu thoát nghèo nhờ vào phát triển kinh tế gia đình.

Con đường dẫn chúng tôi vào thăm gia đình anh Chung trước đây đi lại rất khó khăn, nay nhờ hỗ trợ của Nhà nước thực hiện phong trào toàn dân xây dựng Nông thôn mới, nay đã được tu sửa và trở nên dễ đi hơn rất nhiều. Ngôi nhà tạm của gia đình anh được thay thế bằng ngôi nhà cấp IV kiên cố qua Chương trình 167. Cách đây 1 năm, gia đình anh Chung thuộc diện hộ nghèo nhất thôn Nà Noong. Đời sống của gia đình anh và nhiều hộ dân trong thôn chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô cung cấp nhu cầu thực phẩm hàng ngày, nhiều lúc cũng chẳng đủ ăn. Vì thế, cái nghèo, cái khổ vẫn đeo bám dai dẳng...

Anh Hò A Chung chăm sóc đàn trâu nhốt vỗ béo của gia đình. 	Ảnh: VĂN LONG
Anh Hò A Chung chăm sóc đàn trâu nhốt vỗ béo của gia đình. Ảnh: VĂN LONG

Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước với các chương trình, dự án hỗ trợ như: 30a, 167, 352... nhằm hỗ trợ người dân vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, XĐGN; từ nguồn vốn ban đầu 1 con trâu được Nhà nước hỗ trợ, anh Chung đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Chủ động thức ăn cho gia súc, anh Chung chuyển sang hình thức nuôi trâu nhốt vỗ béo. Cứ như thế, sau một thời gian trâu tăng lên 2 con, 3 con... mang lại nguồn thu cho gia đình. Có nguồn vốn tích lũy, anh Chung chủ động mua thêm con giống như: Trâu, lợn, gà mở rộng quy mô, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện tại, gia đình anh nuôi 4 con trâu để vỗ béo và 5 con lợn sinh sản... Bên cạnh mở rộng quy mô chăn nuôi, gia đình anh còn phát triển nghề nấu rượu men lá được nhiều người dân trong vùng ưa chuộng. Đến nay, kinh tế gia đình anh từng bước ổn định, thu nhập trung bình (chưa kể lãi từ nuôi trâu) từ 400 – 500 nghìn đồng/tháng. Tuy chưa phải nguồn thu nhập cao nhưng đối với người dân ở vùng khó khăn cũng mang tín hiệu vui trong việc phát triển kinh tế, giúp người dân có được thu nhập ổn định, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày, tích góp mua các vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Chăn nuôi từng bước được mở rộng, thu nhập ổn định, năm 2014, từ hộ nghèo nhất thôn, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo và trở thành tấm gương tiêu biểu trong thôn. Đó là thành quả của sự cố gắng, nghị lực vượt khó khăn của anh Hò A Chung.

Anh Mùng Văn Tiên, Chủ tịch UBND xã Đông Minh, cho biết: Gia đình anh Hò A Chung là một gương điển hình thoát nghèo trong xã nhờ phát triển chăn nuôi. Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, anh Chung còn tích cực vận động bà con nhân dân trong vùng tích cực phát triển chăn nuôi trâu, bò nhốt, chủ động khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo. Với chính sách hỗ trợ Nhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã; đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã Đông Minh giảm xuống còn 25,46%, riêng thôn Nà Noong chỉ còn 7 hộ nghèo trên tổng số 35 hộ.

VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển vọng từ cây Sơn ta ở Bắc Quang

BHG - Những năm gần đây, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Bắc Quang đã trồng cây Sơn ta lấy nhựa. Mặc dù quá trình sản xuất còn nhỏ lẻ, thu hoạch chưa đúng quy trình kỹ thuật và chưa có đơn vị đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Nhưng nhựa sơn đã mang đến nguồn thu nhập từ vài chục, đến hàng trăm triệu đồng/hộ/năm. 

09/12/2015
Xín Mần chọn "5 đột phá" để thúc đẩy phát triển kinh tế

BHG - Cải cách hành chính nâng cao chất lượng phục vụ công; Tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp; Phát triển hạ tầng giao thông; Phát triển kinh tế biên mậu và Phát triển du lịch, đó là Quyết nghị của Đảng bộ huyện Xín Mần, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định thực hiện.

09/12/2015
Cây cam "lại về" với đồng đất Trung Thành!

BHG - Chỉ từ năm 2010 đến nay – khi người dân bắt đầu quay lại trồng cam, diện tích cam ở Trung Thành đã tăng từ gần 60 ha lên 243 ha. Trong đó, có khoảng hơn 50% đã cho thu hoạch. Với thực tế thu nhập khá của một số hộ trồng cam trong 2, 3 năm qua; những chính sách hỗ trợ của tỉnh cho người dân phát triển cây cam và quảng bá thương hiệu cam sành Hà Giang, người dân Trung Thành có thể yên tâm, tiếp tục tin tưởng vào sự trở lại của cây cam sẽ giúp họ vươn lên khá giả và làm giàu.

09/12/2015
Trí thức trẻ Góp phần cùng địa phương phát triển

BHG - Sau một thời gian thực hiện Đề án 07 của BTV Tỉnh ủy, đến nay 32 trí thức trẻ (TTT) theo sự phân công về làm nhiệm vụ tại 16 xã của huyện Vị Xuyên đã phát huy năng lực trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra nhiều giải pháp chỉ đạo phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo tại địa bàn công tác.

09/12/2015