Triệu phú cam sành trên vùng đất Nông thôn mới

08:41, 12/09/2015

BHG- Cách trung tâm huyện lỵ gần 40 km, chúng tôi về thăm xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang để tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của một vùng quê miền núi sắp về đích NTM. Tại thôn Vĩnh Thành, chúng tôi được anh Dương Viết Phán, Chủ tịch UBND xã giới thiệu về nhiều tấm gương tiêu biểu phát triển kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu từ cây cam sành.

Trong đó, điển hình là gia đình ông Nguyễn Xuân Phú - một gia đình tiêu biểu làm giàu, trở thành “triệu phú” từ cây cam sành. Mặc dù đã được giới thiệu trước nhưng chúng tôi cũng không khỏi ngạc nhiên trước cơ ngơi khang trang của gia đình ông Phú. Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn rộng rãi, ngăn nắp, gọn gàng; ông Phú tâm sự: Sinh ra và lớn lên tại thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phúc trong một gia đình đông con, nghèo khó. Năm 1986, ông lập gia đình. Những năm đầu cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn, làm ruộng và thường xuyên bị thiếu đói, từng làm thuê đủ nghề từ buôn đồng nát, đến việc gì ai thuê thì làm. Song với bản chất cần cù, ham học hỏi từ các phương tiện thông tin đại chúng và người dân xung quanh, ông trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới nhằm phát triển kinh tế gia đình. Qua tìm tòi, học hỏi các mô hình trong địa bàn các thôn, xã lân cận, tận dụng nguồn nhân lực của gia đình, có trong tay vốn kiến thức, năm 2000, ông quyết định đầu tư toàn bộ vốn liếng vào trồng trọt; bằng việc chuyển toàn bộ diện tích hơn 5 ha đất đồi đang trồng ngô và để hoang sang trồng cam Sành, cam Giấy và quýt Canh. Hiện tại, vườn cam của gia đình ông có khoảng hơn 3000 cây, mỗi năm ông thuê 4 nhân công để chăm sóc vườn cam. Một năm, chi phí mua phân bón, thuốc trừ sâu và thuê nhân công khoảng 100 triệu đồng (Một năm bón phân 3 lần và phun thuốc trừ sâu mỗi tháng một lần). Ông Phú cho biết: “Nhận thấy cây cam phù hợp với thổ nhưỡng, đất trồng của vùng này nên tôi quyết định đầu tư toàn bộ vốn để trồng cam. Giá cam bán ra dao động từ 20 – 30 nghìn đồng/kg; thương lái khắp các tỉnh như: Lào Cai, Hà Nội..., đến mua cam ngay tại vườn với khối lượng lớn, vì cam đẹp, quả ngọt nên dễ bán”.Sau nhiều năm học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong năm 2015 này, vườn cây ăn quả của nhà ông đang hứa hẹn cho một mùa bội thu. Với tinh thần sáng tạo trong lao động sản xuất cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống, cách làm của gia đình ông đang được cấp ủy, chính quyền xã đánh giá cao. Không những trồng cam, gia đình ông còn chăn nuôi dê theo bầy đàn với số lượng hơn 60 con để phát triển kinh tế. Anh Dương Viết Phán, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết: “Gia đình anh Nguyễn Xuân Phú là hộ nông dân tiêu biểu đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế của thôn cũng như của xã. Anh luôn tìm tòi học hỏi, chịu thương chịu khó trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, là tấm gương cho nhiều gia đình noi theo. Sắp tới, xã sẽ xây dựng nhiều mô hình điểm từ đó nhân rộng cho các hộ nông dân trong toàn xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.     Xuất phát điểm là hộ nghèo của thôn, nhờ sự mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, chịu thương chịu khó, quyết tâm vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, gia đình ông Phú đã trở thành một trong những gia đình tiêu biểu của xã về làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu từ cây cam.

Hằng Nga


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì đẩy mạnh chăm sóc lúa Mùa

BHG- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nắng nóng, khô hạn kéo dài nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời cũng như có các giải pháp cụ thể, đến thời điểm này, huyện Hoàng Su Phì đã gieo cấy xong lúa Mùa; bà con nông dân tại các địa phương đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa.

28/08/2015
Tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015)

BHG - Ngày 28.8, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (ĐTBV và PTR) 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015). 

28/08/2015
Hiện đại hóa ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

BHG- Hải quan Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những cơ quan đi đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa (HĐH) ; các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan (TTHQ) chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan - ông Lê Ngọc Hiệu, Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang chia sẻ!

27/08/2015
Kho bạc Nhà nước Hà Giang 25 năm xây dựng và phát triển

BHG- Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Giang được thành lập cùng với sự tái lập tỉnh tháng 10.1991. Từ chỗ có 9 KBNN huyện và Văn phòng KBNN tỉnh, với 4 phòng nghiệp vụ, 103 cán bộ, công chức (CBCC); đến nay, KBNN tỉnh đã có 10 KBNN huyện trực thuộc và 10 phòng nghiệp vụ tại Văn phòng KBNN tỉnh, với 208 biên chế. 

27/08/2015