Quang bình lấy nông nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển

16:48, 25/06/2007

(HGĐT)- Theo phương hướng đề ra từ đầu năm, huyện Quang Bình đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cực lao động, sản xuất trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn.


 

 Bà con nông dân đang thu hoạch lúa.

Nhờ làm tốt công tác lãnh, chỉ đạo nên kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình luôn đạt kết quả khả quan. Tổng diện tích đất trồng lúa 1.920 ha, đạt 100% kế hoạch giao, trong đó: Diện tích lúa lai chiếm hơn 1.000 ha; lúa chất lượng cao chiếm hơn 600 ha; diện tích đất còn lại nhân dân trồng một số loại lúa thuần khác của địa phương. Do có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời, cây lúa có tốc độ sinh trưởng, phát triển khá và tuy có xuất hiện một số sâu, bệnh nhưng với mật độ, tỉ lệ thấp và do được phòng trừ kịp thời nên không gây thiệt hại lớn, không ảnh hưởng đến năng xuất của cây trồng; cây ngô toàn huyện trồng được hơn 900 ha, đạt 106% kế hoạch, trong đó: Giống ngô lai chiếm hơn 600 ha; ngô thuần địa phương đạt gần 300 ha; cây lạc trồng được hơn 900 ha,đạt 102% kế hoạch giao, chủ yếu là giống lạc địa phương; cây ăn quả có tổng diện tích gần 1.200 ha, trong đó diện tích cây cam, quýt chiếm hơn 900 ha. Qua đánh giá, các loại cây trồng trên địa phương đều sinh trưởng và phát triển tốt; diện tích cây cam, quýt tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước do một số diện tích cây cằn, cỗi được thay thế bằng giống cây khác cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài những diện tích có thể tận dụng trồng cây nông nghiệp, huyện còn chỉ đạo nhân dân toàn huyện tận dụng những vùng đất dốc, vùng núi, đồi trọc để phát triển diện tích cây chè, hiện nay tổng diện tích chè của huyện đã tăng lên hơn 1.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 1.400 ha. Tổng sản lượng chè búp tươi vụ 1 ước đạt 2.000 tấn, giá bình quân 5.000 đồng/kg, qua ước tính ban đầu tổng thu nhập từ chè đạt 10 tỷ đồng và trong đó sản phẩm chè qua chế biến thành chè vàng, chè xanh ước đạt 50% sản lượng chè búp tươi; cây tre măng Bát độ đã triển khai trồng được hơn 70 ha với 230 hộ tham gia thực hiện tại 3 xã và qua kiểm tra nghiệm thu đợt 1 tại từng hộ gia đình tỉ lệ cây tre măng sống đạt gần 90%, hiện cây đang sinh trưởng, phát triển tốt… Với sự chỉ đạo đúng hướng, đi vào thế mạnh từng vùng đã đảm bảo được an ninh lương thực của chính địa phương cũng như giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập từ chính những sản phẩm dư thừa trong trồng trọt nhờ đó cuộc sống của nhân dân huyện Quang Bình đã từng ngày một đổi thay rõ rệt.

 

Song song với phát triển trồng trọt, huyện cũng rất chú trọng đến thúc đẩy nhân dân phát triển chăn nuôi và để cho chăn nuôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn nên ngoài việc tận dụng sản phẩm dư thừa trong trồng trọt, huyện còn chỉ đạo người dân trồng, chăm sóc cỏ chăn nuôi trên tổng diện tích hơn 300 ha, trong đó diện tích trồng mới đầu năm 2007 gần 70 ha. Nhờ đảm bảo được nguồn thức ăn cho cả năm nên tổng đàn gia súc luôn phát triển ổn định đã đưa tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn huyện lên hơn 350.000 con, trong đó: Đàn trâu có hơn 20.000 con; đàn bò hơn 1.300 con; đàn dê gần 10.000 con; tổng đàn lợn gần 70.000 con và hơn 250.000 con gia cầm. Để tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định về số lượng và chất lượng, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan tổ chức tiêm phòng được gần 50.000 liều vắc xin các loại. Ngoài việc chú trọng vào công tác chỉ đạo bà con nhân dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Huyện còn chỉ đạo nhân dân thực hiện theo các chương trình, dự án nông - lâm nghiệp trọng tâm như: Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất các chương trình chuyển tiếp; hỗ trợ 50% vắc xin tiêm phòng cho các xã vùng II với kinh phí 30 triệu đồng/60 triệu đồng so với kế hoạch; hỗ trợ giống ngô xuống ruộng gần 60 ha, tương đương với 26,1 triệu đồng; tổng số 1.480 hộ không có trâu, bò có nhu cầu vay vốn, huyện đã thẩm định được gần 300 hộ được vay vốn mua trâu, bò và hiện đã giải ngân được 90 hộ…

 

Phát huy những thành tích đã đạt được trong nông nghiệp, trong thời gian tiếp theo huyện Quang Bình tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nhân dân quy trình gieo trồng các loại cây vụ mùa đúng thời vụ; cung ứng kịp thời các loại giống, vật tư phân bón các loại đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để bà con nông dân yên tâm lao động, sản xuất để tự xoá đói, giảm nghèo cho chính mình bằng chính nguồn thế mạnh nông nghiệp của địa phương.


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cứu lấy những dòng sông
(HGĐT)- Số liệu báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho thấy, Hà Giang hiện có 51 tàu khai thác sa khoáng trái phép trên 3 dòng sông: Sông Lô, sông Bạc và sông Gâm. Mỗi ngày khối lượng đất đá, cát sỏi được đào bới lên các dòng chảy hàng ngàn mét khối. Và, chưa thể thống kê được có bao nhiêu chất thải độc hại dùng để lọc, cô vàng đổ ra sông mỗi ngày?
30/05/2007
Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
(HGĐT)- Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng kinh doanh các loại mặt hàng xăng, dầu và một số loại mặt hàng khác.
28/05/2007
Quản Bạ tìm giải pháp xoá nghèo từ nông nghiệp
(HGĐT)- Quản Bạ có diện tích tự nhiên 549,89 km2, đất sản xuất chỉ chiếm 11%, dân số 40.517 khẩu với 14 dân tộc sinh sống, phân bố trên 104 thôn, bản, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang trở thành cấp thiết ở Quản Bạ, được cấp uỷ, chính quyền nơi đây chú trọng,để hướng người dân sản xuất theo hàng hoá, tăng
28/05/2007
Phát triển chăn nuôi ở xã Lùng Tám
(HGĐT)- Lùng Tám là xã vùng III của huyện Quản Bạ, đất nông nghiệp ít nên chủ trương tập trung phát triển chăn nuôi được chính quyền xã đặc biệt coi trọng.Trong những năm gần đây, với chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi nên người dân trong xã đã biết chăn nuôi theo hướng hàng hoá.
22/06/2007