Kiểm soát xe chở quá tải trọng bao giờ có hiệu lực?

09:44, 26/02/2014

HGĐT- Hiện tượng tai nạn giao thông sau Tết liên tục phá vỡ kỷ lục, làm thiệt hại lớn về người, phương tiện, tài sản của nhân dân. Xe chở quá số người quy định, chở quá tải trọng gây xuống cấp nhanh hệ thống cầu, đường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, phát triển KT-XH. Tác hại đó đã được Trưởng BCĐ Quốc gia về ATGT, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tăng cường các biện pháp hành chính... để lập lại trật tự ATGT.


Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an đã tăng cường quân số, đặt trạm cân tải trọng lưu động, tăng cường xử phạt... Thế nhưng, càng tăng cường thì các hiện tượng xe chở quá tải trọng lại ngày một diễn ra nhiều hơn, công khai hơn?



Các xe chở quá tải trọng vẫn diễn ra trên Tỉnh lộ 183. (Ảnh chụp ngày 23.2.2014).


Những ngày cuối tháng 2.2014, sự hoạt động của các dàn xe chở quá tải trọng lại diễn ra sôi động tại các cung đường thuộc QL 2, QL 279; tuyến Tỉnh lộ 183... Theo ghi nhận, mỗi ngày có tới vài chục xe chở Côngtennơ loại 40 phít và xe chở đá, quặng đi về theo 2 chiều ngược, xuôi từ Hà Giang, Lào cai, Yên Bái (đi xuôi) và ngược lại. Được biết: Dòng xe chở Côngtennơ thường có tải trọng không quá 60-63 tấn. Dòng xe chở đá Cẩm thạch trắng từ Lục Yên, chở quặng từ Lào Cai về thường có tải trọng từ 100 tấn trở lên. Hãy tạm “gác” lại dòng xe nêu trên vận hành trên các tuyến đường Quốc lộ bởi đây là hệ thống cầu đường được thiết kế đủ khả năng cho lưu hành các dòng xe vận chuyển tải trọng lớn. Tuy nhiên, tải trọng vận chuyển trên các tuyến Quốc lộ vẫn không cho phép vượt quá quy định vận chuyển Côngtennơ loại 40 phít. Thế nhưng, trên dọc tuyến QL2 và QL 279, các dòng xe tải trọng trên 100 tấn vẫn cứ ngang nhiên lưu hành.


Tại trục Tỉnh lộ 183 Vĩnh Tuy (Hà Giang) – Lục Yên (Yên Bái), hay Vĩnh Tuy đi xuyên sang Phố Ràng (Lào Cai) các dòng xe trở quặng, chở đá xẻ, đá khối... vẫn đi lại ngày cũng như đêm. Đường giao thông nông thôn loại B cùng với hệ thống cầu thiết kế tải trọng “không” vượt quá 13 tấn. Toàn bộ cầu, đường này được đầu tư xây lắp từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Đã vài chục năm khai thác hệ thống cầu cống, đường đi nay đã xuống cấp nghiêm trọng thì làm sao chịu nổi các dòng xe siêu trường, siêu trọng nêu trên?


Theo quan sát thực tế tại các cung đường có các dòng xe chở siêu trường, siêu trọng đi qua, nền đường bị băm nát tạo thành các ổ đá, vũng bùn gồ ghề thảm hại. Đã rất nhiều lần chúng tôi đề cập đến việc xe chở quá tải trọng làm nát các tuyến đường nêu trên, nhưng đâu vẫn... bỏ đó. Việc nói, việc cấm thì vẫn nói, vẫn cấm. Các dòng xe quá tải trọng đi lại vẫn cứ đi lại ngang nhiên và không hề gặp bất cứ sự ra tay nào từ các cơ quan chức năng? Tại sao vậy? Người dân sống trong vùng cho rằng, các nhà xe đã “làm luật” rồi, nên họ mới đi lại ngang nhiên như vậy trong suốt quá trình ngày này qua ngày khác trên cùng một tuyến đường? Chúng tôi không vội khẳng định điều mà người dân cho là nhà xe, lái xe, đã “làm luật” với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, không mấy khó hiểu khi mà Luật thì cấm, nhưng vẫn không ngăn nổi dòng xe chở quá tải trọng vẫn lưu hành dọc ngang không gặp trở ngại nào? Vẫn biết, vào thời điểm hiện nay, nền kinh tế mới phục hồi chưa vững chắc. Cho nên, có chút hợp đồng vận chuyển các nhà xe, lái xe, phải tranh thủ. Trao đổi với cánh lái xe thì họ đưa ra rất nhiều lý do phải chi phí trên dọc đường làm gia tăng chi phí đầu vào? Thậm chí, rất nhiều lái xe khi tiếp xúc với chúng tôi họ đã thẳng thắn cho rằng chở quá tải trọng là điều “không mong muốn”, nhưng “đành” phải làm vậy mới đủ chi phí mà cánh lái xe phải chịu trên đường đi!?


Trước thực trạng xe chở quá tải trọng ngang nhiên lưu hành trên các tuyến đường hiện nay, dư luận xã hội rất cần một câu trả lời dứt khoát của các cơ quan chức năng: Bao giờ dòng xe quá tải trọng mới thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành? Hay là vẫn để tình trạng: Luật thì cứ ban hành, các cơ quan chức năng thì cứ có chỉ thị, có luật mới ban hành là “ra quân”? Còn thực tế, việc thi hành luật hiệu lực đến đâu lại là một chuyện khác. Đừng để tình trạng: Luật thì đã ban-Hiệu lực thực thi Luật thì không hiệu quả?


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiện đại, công khai, minh bạch nền hành chính
(Xuân Giáp Ngọ)- Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), tiến tới một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch - Đó là mục tiêu mà trong những năm qua thành phố Hà Giang không ngừng phấn đấu, nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
28/01/2014
Kết quả nổi bật trong lĩnh vực khoa học năm 2013
HGĐT- Năm 2013, Sở Khoa học – Công nghệ (KHCN) quản lý, thực hiện 54 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng KHCN. Qua kiểm tra, đánh giá, hầu hết các đề tài, dự án đều được triển khai đúng kế hoạch và nội dung đăng ký, trong đó có nhiều đề tài ở các lĩnh vực được thực hiện thành công, đem lại ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh.
25/01/2014
Samsung và Cisco hợp sức trong cuộc chiến bản quyền
Trong vài tuần qua,Samsung đã ký liên minh với Google và Google với Cisco. Giờ đây, khi Samsung và Cisco thông báo một thoả thuận tương tự đã tạo nên một tam giác hoàn hảo, và vô hình chung cả ba tạo thành tam giác vững mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ.
24/02/2014
Mạng xã hội: Cùng kết nối, sẻ chia
Những mạng xã hội ví dụ như Facebook đang là công cụ hỗ trợ cho các tình nguyện viên trong việc kết nối, chia sẻ thông tin để cùng nhau làm những việc có ích cho cộng đồng.
23/01/2014