Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống

08:15, 18/02/2014

HGĐT- Những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) đã góp phần không nhỏ giúp tỉnh ta hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động KHCN chưa thể hiện rõ vai trò là động lực cho sự phát triển. Do đó, việc xây dựng, thực hiện Chương trình hành động, giải pháp phát triển KHCN của tỉnh đến năm 2020 là việc làm cần thiết, có ý nghĩa.



Dây chuyền sản xuất quặng sắt vê viên của Công ty CPĐT Khoáng sản An Thông.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm, triển khai thực hiện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Các đề tài, dự án, mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn góp phần thay đổi tư duy, tập quán canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong lĩnh vực y tế, đã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao thành công nhiều công nghệ tiên tiến của y học, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Kết quả các đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học tự nhiên đã tạo được những luận cứ khoa học để đề xuất giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương... Tiềm lực KHCN được tăng cường, hàng năm, nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học đạt 0,3% tổng chi ngân sách toàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KHCN của tỉnh chưa thể hiện rõ vai trò, động lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Kết quả ứng dụng của các đề tài, dự án vào thực tiễn còn hạn chế (đạt 65%), chất lượng một số công trình nghiên cứu thấp, tính khả thi chưa cao. Cùng với đó, việc gắn kết hoạt động nghiên cứu KHCN với kế hoạch phát triển của tỉnh, của các cấp, các ngành chưa được chặt chẽ, đồng bộ. Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ khoa học hạn chế, sự phối hợp giữa các sở, ngành, giữa tỉnh với các huyện, thành phố chưa đồng bộ nên nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tiễn chưa được tháo gỡ kịp thời...


Từ thực tế trên, BCH Đảng bộ tỉnh xây dựng “Chương trình thực hiện Nghị quyết số 20 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Qua đó, xác định rõ những mặt được, những mặt còn hạn chế, mục tiêu tổng quát, cụ thể và đề ra những giải pháp phát triển KHCN phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Mục tiêu cụ thể của tỉnh ta trong công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN đến năm 2020 đó là nâng trình độ phát triển KHCN đạt mức khá trong khu vực và đạt mức trung bình của cả nước. Đồng thời, giữ vai trò trọng tâm trong việc tham mưu, tư vấn, phản biện, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, quyết định của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao để có giá trị kinh tế cao... Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh ta tiếp tục tập trung triển khai, thực hiện các nhóm giải pháp chính. Trước tiên, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò của KHCN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và tổ chức hoạt động KHCN. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung nguồn lực, huy động các doanh nghiệp, tổ chức KHCN tham gia xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án Quốc gia, trong đó chú trọng thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ; chương trình phát triển công nghệ cao, chương trình đổi mới công nghệ... Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng sản xuất các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao gắn với tổ chức sản xuất các giống lúa thuần, ngô tại tỉnh. Xây dựng mô hình phát triển một số giống cây ăn quả đặc trưng, có lợi thế đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGap. Trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng mục tiêu “Hà Giang - điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – văn minh đặc trưng vùng cao miền núi cực Bắc của Tổ quốc”... Để đạt được các mục tiêu phát triển KHCN trong giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động KHCN, đặc biệt đối với các lĩnh vực được ưu tiên. Trong đó có việc tăng cường tiềm lực cho các Trung tâm KHKT của tỉnh, đưa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Quyết Tiến (Quản Bạ) hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường huy động xã hội hóa các nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ khoa học thông qua xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho KHCN từ năm 2015 đạt 1% tổng chi ngân sách của tỉnh, phấn đấu huy động nguồn đầu tư toàn xã hội cho KHCN đảm bảo mức tăng dần đến năm 2020 đạt từ 3 đến 5% tổng chi ngân sách của tỉnh...


Đổi mới hoạt động của các ngành, các cấp nhằm tạo ra thành quả KHCN có chất lượng góp phần đưa Hà Giang sớm trở thành tỉnh có nền sản xuất công, nông nghiệp tiên tiến. Đó là mục tiêu chung trong hoạt động KHCN tỉnh ta hướng đến năm 2020.


Tuyên Bình

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiện đại, công khai, minh bạch nền hành chính
(Xuân Giáp Ngọ)- Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), tiến tới một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch - Đó là mục tiêu mà trong những năm qua thành phố Hà Giang không ngừng phấn đấu, nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
28/01/2014
Kết quả nổi bật trong lĩnh vực khoa học năm 2013
HGĐT- Năm 2013, Sở Khoa học – Công nghệ (KHCN) quản lý, thực hiện 54 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng KHCN. Qua kiểm tra, đánh giá, hầu hết các đề tài, dự án đều được triển khai đúng kế hoạch và nội dung đăng ký, trong đó có nhiều đề tài ở các lĩnh vực được thực hiện thành công, đem lại ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh.
25/01/2014
Mạng xã hội: Cùng kết nối, sẻ chia
Những mạng xã hội ví dụ như Facebook đang là công cụ hỗ trợ cho các tình nguyện viên trong việc kết nối, chia sẻ thông tin để cùng nhau làm những việc có ích cho cộng đồng.
23/01/2014
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới mở rộng quy mô nhà xưởng và thiết bị kiểm định
(Xuân Giáp Ngọ)- Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Hà Giang hiện có 10 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 4 người là đăng kiểm viên, gồm cả Giám đốc, Phó giám đốc.
21/01/2014