Chim bị ruồng bỏ khi nhan sắc tàn phai

10:05, 27/06/2012
Khi mức độ quyến rũ của chim mái giảm, chim trống sẽ ít về tổ mà la cà bên ngoài tổ nhiều hơn, số lần kiếm mồi cho chim con cũng giảm.


   Chỏm lông trên đầu là thước đo mức độ hấp dẫn của chim sẻ ngô xanh

Sẻ ngô là loài chim có bộ lông màu xanh da trời và vàng. Chúng sống định cư và phân bố ở châu Âu và Tây Á. Cả con trống và con mái sống chung với nhiều bạn đời trong suốt cuộc đời của chúng. Chỏm lông trên đỉnh đầu chúng phản chiếu tia cực tím. Khả năng phản chiếu tia cực tím càng lớn thì mức độ hấp dẫn của chim càng cao.

Từ thập niên 1970, các nhà điểu học đã biết rằng đa số các loài chim đều có thể cảm nhận được tia cực tím, giống như nhiều loài côn trùng, nhện, cá, bò sát và cả một vài loài có vú (gặm nhấm). Võng mạc của chim có một khác biệt cơ bản: Trong khi ở người chỉ có 3 loại tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương, loại chim lại có thêm một loại tế bào nhạy cảm với tia cực tím. Vì thế mà cảm nhận của con người về thế giới xung quanh không hề giống chim.

Để tìm hiểu vai trò của “sắc đẹp” đối với đời sống lứa đôi của chim sẻ ngô xanh, một nhóm chuyên gia của Viện Phong tục Konrad Lorenz tại Áo bôi dầu chứa hóa chất chặn tia cực tím vào phần lông trên đỉnh đầu của một số chim mái, AFP đưa tin.

Họ cũng bôi dầu lên lông đầu của một số con chim mái khác, nhưng loại dầu này không chứa hóa chất chặn tia cực tím, để đảm bảo rằng mùi dầu không phải là nguyên nhân khiến con trống xa lánh con mái.

Kết quả cho thấy, sau khi lông trên đầu những con mái mất khả năng phản chiếu tia cực tím, thời gian hoạt động đơn độc của chim trống tăng lên và số lần mang mồi về tổ để nuôi con của chúng cũng giảm.

Tình trạng tương tự không xảy ra ở nhóm chim mái được bôi loại dầu không chứa hóa chất chặn tia cực tím.

“Mức độ phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái có vai trò lớn đối với sự đầu tư của chim trống vào việc chăm sóc con. Số lần tha mồi về tổ của chim trống sẽ giảm nếu khả năng phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái giảm”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Matteo Griggio, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho hay, những con sẻ ngô đực dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động độc lập, dù chúng thực hiện những hoạt động đó gần tổ của chúng.

“Có lẽ chim trống muốn giữ sức cho con mái khác hấp dẫn hơn trong mùa sinh sản sau”, Griggio nhận xét.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, do sự "háo sắc" của con trống, chim sẻ ngô mái phải dành nhiều thời gian cho việc rỉa lông để duy trì "nhan sắc". Trong môi trường hoang dã, khả năng phản chiếu tia cực tím của lông chim giảm bởi bụi, tình trạng ô nhiễm không khí hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng trên cơ thể chim.


Theo Vnexpress

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đưa CNTT thành nền tảng quan trọng cho hiện đại hóa đất nước
Ngày 26/6 tại Hà Nội, Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT đã dự và phát biểu tại Diễn đàn.
27/06/2012
TMĐT: Cần tạo niềm tin cho người dùng
Khi mua bán trực tuyến trở nên quen thuộc với nhiều người, hàng loạt các các chiêu thức lừa đảo tinh vi cũng xuất hiện. Vậy đâu là giải pháp để tạo niềm tin cho người dùng trong loại hình giao dịch này?
27/06/2012
Khai tử dịch vụ Internet gián tiếp
Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (VNPT) vừa cho biết từ ngày 15-7-2012, tập đoàn này sẽ ngừng cung cấp dịch vụ Internet gián tiếp (VNN 126x) gồm: VNN 1260, VNN 1269 và VNN 1268.
25/06/2012
Phát hiện mới về nước trên sao Hỏa
Phần bên trong của sao Hỏa đang tồn tại nhiều hồ chứa nước ngầm, với một số nơi ẩm ướt ngang với Trái đất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Geology.
25/06/2012