Các biện pháp kỹ thuật cải tạo, nâng cao năng suất chè Shan già cỗi tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang

16:47, 31/10/2011

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tỉnh đã có những giải pháp, chính sách khuyến khích nhằm mở rộng, tăng năng suất diện tích trồng chè. Mặt khác, do giá chè tăng mạnh đã tác động tích cực đến người trồng chè ở Hà Giang.


Tính đến năm 2009, diện tích chè toàn tỉnh có khoảng 18.000 ha, trong đó chè kinh doanh chiếm hơn 80% và chủ yếu là chè Shan (chiếm trên 90 % diện tích) và được trồng chủ yếu tại các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình... sản lượng đạt 43.034,4 tấn/năm. Tuy nhiên, người sản xuất hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề thực tế của cây “chè già” chủ yếu được trồng ở các nông trường quốc doanh từ những năm 1960 - 1970. Do đó, năng suất giảm, chất lượng không ổn định, tính đồng đều của sản phẩm và có xu hướng giảm mạnh theo độ tuổi thu hoạch và diện tích loại chè này chiếm tới hàng ngàn ha. Năng suất búp tươi đạt 31,41 tạ/ha/năm, chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu (TTKN tỉnh Hà Giang, 2008). Mức độ đầu tư của người dân ngày càng cao nhưng không hiệu quả. Ở đây đang tồn tại một số nguyên nhân chính như: Mất khoảng, cây già cỗi, phân cành, tán kém... ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chè.


Từ những thực tại trên, chương trình “Nghiên cứu nông nghiệp hướng tới khách hàng tại Hà Giang” được triển khai từ năm 2009 - 2011, do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành nghiên cứu các biện pháp “Phục hồi chè Già cỗi” với các nội dung về kỹ thuật đốn, kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho chè thực hiện tại tổ 11 của Nông trường chè Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nhằm góp phần trẻ hóa, nâng cao năng suất và duy trì chất lượng chè Shan được đã trồng từ những năm 1960 – 1970.


2. Kết quả thực hiện

2.1. Tính chất lý hóa đất trước khi tiến hành thí nghiệm

Những yêu cầu cơ bản về đất chè nhu: Tầng đất sâu trên 80 cm, nhiều mùn, độ chua (pH) đất thích hợp từ 4,5 - 6,0, mực nước ngầm dưới 1m. Kết quả phân tích về tính chất lý học và hóa học đất trồng chè của Nông trường Việt Lâm

Kết quả cho thấy đất rất chua (pH = 3,96), hàm lượng hữu cơ (OC), đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) tổng số ở mức trung bình khá, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu trung bình, canxi, magie thấp, cation trao đổi (CEC) trung bình, dung trọng nhỏ (từ 0,96 - 1,13g/cm2), đất tương đối xốp (56,04 %), đất có thành phần cơ giới thịt trung bình.

2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn và kỹ thuật chăm sóc tới năng suất chè già cỗi

Kết hợp kỹ thuật đốn, sử dụng các kỹ thuật về bón phân cân đối (liều lượng, tỷ lệ, thời kỳ bón phân vô cơ, phân hữu cơ vi sinh) và các loại phân phun qua lá như Aminofert, KNO3 cùng với các biện pháp chăm sóc hợp lý, phòng trừ sâu bệnh, trồng xen cây họ đậu (đậu tương, lạc) trong 2 năm (2009 – 2010), đã đạt được một số kết quả như sau:

Đối chứng: Đốn và chăm sóc theo hình thức của người dân

Đốn thường: Đốn phớt hàng năm, chăm sóc theo kỹ thuật

Đốn đau: Đốn đau, chăm sóc theo kỹ thuật

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất chè cho thấy: Trong năm đầu (2009), sau khi áp dụng biện pháp đốn đau cho chè, số búp/m2 giảm so với biện pháp đốn thường và công thức canh tác của người dân, ngược lại trọng lượng búp có xu hướng cao hơn. Đến năm thứ hai (2010) sau đốn, số búp/m2 và trọng lượng búp ở công thức đốn đau đều cao hơn so với công thức đốn thông thường (đốn phớt) và hình thức canh tác của người dân. Việc thay đổi các yếu tố cấu thành năng suất góp phần tạo nên sự khác biệt rõ về năng suất giữa các biện pháp kỹ thuật canh tác, kết quả được thể hiện trên bảng 3.

Bảng 3: Năng suất thực thu dưới các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau

Việc kết hợp các biện pháp canh tác tổng hợp (kỹ thuật đốn, bón phân cân đối) đã làm tăng năng suất búp lên rõ rệt ở cả hai công thức, đốn thường và đốn đau.

- Năm thứ nhất sau đốn: Áp dụng biện pháp đốn thường kết hợp chế độ chăm sóc, bón phân cân đối đã làm tăng năng suất so với đối chứng là 16%, đối với áp dụng kỹ thuật đốn đau và chăm sóc, bón phân cân đối năng suất chè búp tươi đã tăng 35% so với đối chứng. Sự sai khác về năng suất trong năm đầu chủ yếu là do sự khác nhau về trọng lượng búp.

- Năm thứ hai sau đốn: Sự khác biệt về năng suất thể hiện rõ hơn, áp dụng hình thức đốn thường và đốn đau kết hợp chế độ phân bón hợp lý có thể làm tăng năng suất chè búp tươi từ 57 – 80 % so với biện pháp canh tác của người dân (đối chứng).

Như vậy, đối với “chè Shan già” sau thời gian dài thu hoạch 30 – 40 năm, rất cần được đốn đau để trẻ hoá kết hợp với chế độ phân bón gốc và qua lá phù hợp sẽ kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất, tăng thu nhập và hiệu quả đầu tư của người dân.


3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác với chè Shan già cỗi

13.Kỹ thuật đốn chè già cỗi

Cây chè đã trồng lâu năm trên các nương chè thường có đường kính thân (cách mặt đất 45 – 50 cm) từ 10 – 12 cm, thân gỗ rất cứng. Nếu dùng dao để đốn sẽ làm cho cây chè bị tổn thương do giập nát lớp bì, mặt vết đốn cắt thường bị gồ ghề tạo nơi cư trú và thâm nhập của sâu bệnh. Đốn bằng cưa tay, cưa điện có ưu điểm: Nhanh, mặt vết cắt phẳng, tránh được giập nát thân cây, xây xước lớp biểu bì, hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh, nước mưa hoặc sương đọng trên mặt cắt, tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc đốn đau cây chè, tạo được đồng đều về chiều cao cây chè trên nương.

Chú ý: Thời gian đốn chè tốt nhất là đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, thời tiết thuận lợi, những nơi mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp thì phải đốn muộn, để khi mầm ngủ phát triển không bị chết khô vì rét. Trước khi đốn cần bón tăng lượng phân so với các năm để cây chè có điều kiện tích luỹ chất dự trữ trong rễ cũng như các thân cành.

3.2. Kỹ thuật chăm sóc sau khi đốn

Trong 2 năm đầu của thời kỳ đốn đau giữa hai hàng chè sau đốn nên trồng các cây họ đậu như: Lạc, đậu tương, cây trồng ngắn ngày... nhằm diệt cỏ dại, đất tơi xốp, đủ ẩm...góp phần thu nhập.

Khi vết cắt đã khô, cần chú ý quét các loại thuốc nhằm bảo vệ cho chè tránh được sự xâm nhập của các loại sâu bệnh. Nếu thấy các mầm chè đã phát triển rõ, cần phun thêm các loại phân bón lá như: Aminoferti, KNO3,... theo nồng độ được hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm, bón phân theo quy trình kỹ thuật với lượng: Phân đạm 200 kg N/ha, tương đương với 435 kg urea (46%); Phân lân 100 kg P2O5, tương đương với 625 kg lân (dạng bột) (16%); Phân kali 150 kg K2O, tương đương với 250 kg kaliclorua (60%)

Các loại phân đa lượng nên bón làm 5 đợt:

- Đợt 1: Bón lót toàn bộ phân lân và phân hữu cơ (tháng 11 và 12 năm trước)

- Đợt 2: Bón 20% đạm + 30% kali (tháng 3 dương lịch)

- Đợt 3: Bón 30% đạm + 40% kali (tháng 5 dương lịch).

- Đợt 4: Bón 30% đạm + 30% kali (tháng 7 dương lịch).

- Đợt 5: Bón 20% đạm (tháng 9 dương lịch).

Khi bón phân cần kết hợp với việc chăm sóc, làm cỏ, cắt tỉa cành la và phòng trừ sâu bệnh (nếu có). Hàng năm phải đốn phớt như các nương chè đang kinh doanh./.


NGUYỄN DUY PHƯƠNG cùng các cộng sự Viện nông hóa thổ nhưỡng và Trung tâm khuyến nông tỉnh.

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Google chính thức trình làng tính năng + 1
Google vừa chính thức ra mắt tính năng +1 dành cho người dùng tìm kiếm web, đây là tính năng tương tự như nút Like của Facebook nhưng phương thức hoạt động và cách quản lý lớn hơn.
31/10/2011
Sở Công thương: Tập huấn sử dụng hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử di động M-Office
HGĐT- Chiều 27.10, tại Hội trường Trung tâm Khuyến công -– Xúc tiến Công thương tỉnh Hà Giang, Sở Công thương phối hợp với Sở KH&CN tỉnh và Trung tâm Phát triển phần mềm - Sở KHCN Đồng Nai tổ chức lớp tập huấnsử dụng hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử di động M-Office cho toàn thể cán bộ, nhân viên Văn phòng Sở Công thương Hà Giang, Chi cục QLTT và Trung tâm Khuyến công
28/10/2011
Ngành thuế nâng cấp phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.0.1
HGĐT- Để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng với quy định của chính sách thuế mới ban hành, Tổng cục Thuế đã nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch, phiên bản 3.0.1 đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ khai thuế Thu nhập cá nhân theo Thông tư 113/2011/TT-BTC ngày 4. 8.2011 của Bộ Tài chính sửa đổi.
28/09/2011
Hiểm hoạ của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường, sức khoẻ con người và hướng phát triển của nền nông nghiệp an toàn và bền vững
HGĐT- Trong sản xuất nông lâm nghiệp (NLN), lợi ích của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mang lại là không thể phủ nhận. Thuốc BVTV giúp tiêu diệt các loài dịch hại cây trồng như: Sâu, bệnh, cỏ dại... và mối, mọt, nấm mốc... trong dụng cụ, kho bảo quản thóc, ngô, đậu tương, các loại gỗ, hàng mây che đan... Góp phần vào nâng cao năng suất, giá trị sản xuất rất thiết thực, hiệu quả.
26/09/2011