Xử lý điện thoại không dây gây nhiễu sóng

09:14, 17/11/2010
Kể từ khi các công ty di động chính thức đưa vào khai thác mạng di động thế hệ thứ ba (3G) thì xảy ra hiện tượng can nhiễu sóng do các máy điện thoại không dây nối dài chuẩn DECT 6.0 gây ra.

Xử lý điện thoại không dây gây nhiễu sóng
Một loại điện thoại không dây chuẩn DECT 6.0.
 
Những máy điện thoại nối dài, hay còn gọi là điện thoại mẹ - con, sử dụng băng tần từ 1900-1930MHz, xuất xứ từ Mỹ, Canada, Nam Mỹ, Trung Quốc… nên không phù hợp với quy hoạch tần số của nước ta, thường được gửi về Việt Nam theo dạng quà biếu, xách tay.
 
Để xử lý triệt để hiện tượng can nhiễu này không phải là quá khó, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và quan trọng là sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng. Hiện nay, chỉ có các trung tâm tần số vô tuyến điện các khu vực mới có máy đo và kiểm tra để phát hiện các sóng gây can nhiễu. Một trung tâm quản lý địa bàn nhiều tỉnh thành, không thể có đủ người và phương tiện đi kiểm tra hết được. Bởi lẽ, để phát hiện sóng của điện thoại không dây gây nhiễu, các cán bộ kiểm tra phải đi lại nhiều lần trong bán kính từ 300-500m tính từ trạm phát sóng di động của nhà mạng. Đến khi phát hiện được thì định vị chính xác là máy của nhà nào, địa chỉ ở đâu lại còn nhiêu khê hơn trong bối cảnh nhà sát nhà, tường sát tường như ở các thành phố của nước ta.
 
Phương pháp áp dụng ở đây là phương pháp loại trừ, vào từng nhà trong vùng có sóng lạ, đo và kiểm tra các máy không dây đang được sử dụng. Nhưng nếu chủ nhà đi vắng hoặc không hợp tác thì cũng khó mà xác định chính xác nguồn gây nhiễu.
 
Tính đến nay, chỉ riêng trên địa bàn Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực III có 48 trạm thu phát sóng di động 3G bị can nhiễu. Các tổ kiểm tra đã phát hiện tại thành phố Đà Nẵng: 243 máy, Thừa Thiên - Huế 87 máy, Quảng Nam 8 máy, Gia Lai 5 máy, Bình Định 40 máy, Kon Tum 11 máy. Ước tính số lượng các máy điện thoại không dây loại này đang được sử dụng thực tế còn lớn hơn nhiều số máy đã bị phát hiện. Tuyên truyền giáo dục vẫn là biện pháp chủ yếu hiện nay.
 
Ông Hoàng Tuấn Nhã, chuyên viên  Trung tâm Tần số Vô tuyến điện KV3 cho rằng: “Tốt nhất là bà con nên mua máy có dán tem hợp chuẩn của các đơn vị kinh doanh trong nước, có nguồn gốc xuất xứ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng, nếu có máy được cho, tặng và không rõ có hợp chuẩn hay không thì có thể đem đến trung tâm tần số VTĐ để được đo kiểm miễn phí”.
 
Cùng với những khuyến cáo trên, các ngành chức năng - đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường và Hải quan các cửa khẩu cần tăng cường kiểm tra từ gốc, không để những sản phẩm không hợp chuẩn được đưa vào trong nước dưới bất cứ hình thức nào. Về phía nhà mạng di động, cũng nên nghiên cứu tham khảo ý kiến là tổ chức thu đổi các máy không dây nối dài không hợp chuẩn và hỗ trợ cho người dùng, có thế mới sớm chấm dứt tình trạng can nhiễu, ảnh hưởng đến công suất hoạt động của các trạm phát sóng 3G đang quản lý.

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển
HGĐT- Sáng 28.10, Viện Tin học doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông; Hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hội nhập và phát triển.
29/10/2010
Intel mở nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Trung Quốc
Intel thông báo khai trương cơ sở sản xuất chip đầu tiên của họ tại Trung Quốc vào hôm 25/10/2010, đặt ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
29/10/2010
Windows 7 tròn 1 tuổi
Kể từ ngày ra mắt trên toàn thế giới và châu Á vào 22/10/2009, Windows 7 đã được triển khai mạnh mẽ tại các doanh nghiệp và thị trường tiêu dùng.
26/10/2010
Công nhân lắp ráp iPhone 4 ngộ độc hàng loạt
Hãng ABC (Australia) đưa tin loạt công nhân ở tỉnh Giang Tô phía Nam Trung Quốc phải vào viện điều trị ngộ độc n-hexane khi sản xuất linh kiện smartphone của Apple.
26/10/2010