Gương sáng nghệ nhân dân gian trong đồng bào dân tộc thiểu số

09:21, 01/02/2018

BHG - Đó là ông Trần Văn Tuấn, sinh năm 1964, dân tộc Dao, quê quán thôn Mịch A, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên; ông được bà con dân bản quý mến, tôn trọng gọi là “thầy” Tuấn.

Ông Trần Văn Tuấn tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian thuộc lĩnh vực tín ngưỡng dân gian trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.                 Ảnh Biện Luân
Ông Trần Văn Tuấn tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian thuộc lĩnh vực tín ngưỡng dân gian trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”. Ảnh Biện Luân

Ông sinh ra trong gia đình có nghề làm thầy Tạo. Từ nhỏ, ông Tuấn rất thích theo cậu đi làm các lễ cúng tại nhiều nơi trong xã, trong huyện. Ông rất chăm chỉ học các bài cúng, học viết chữ Nho… Mặc dù nghề này rất khó truyền dạy và học, nhưng với niềm đam mê cùng năng khiếu, quyết tâm, ông tiếp thu rất nhanh. Năm 22 tuổi ông được cấp sắc và có thể thực hiện các nghi lễ đơn giản. Đến năm 33 tuổi, ông đã tự đảm đang các công việc lớn của thầy  Tạo và có tiếng tăm trong vùng. Ở đâu có việc bà con cần nhờ đến, đều được ông giúp đỡ nhiệt tình. Công việc của ông thường làm là các nghi lễ cúng như: An mộ, tảo mộ, cầu phúc, cầu siêu, lễ thượng thọ, cấp sắc…

Để thực hiện các nghi lễ được chuẩn xác, theo đúng bài bản, trình tự và phong tục, tập quán của từng dân tộc, ông đã học thuộc và lưu giữ được hơn 20 đầu sách cổ gia truyền viết bằng chữ Nho. Trong thực hiện nghi lễ cúng, không chỉ thuộc các bài cầu khấn, mà còn phải kết hợp nhuần nhuyễn với các đạo cụ khác như trống, chiêng, thanh la… và sử dụng các trang phục gồm mũ, áo cà sa…

Ông Tuấn tâm sự, học nghề đã khó, nhưng làm nghề còn khó hơn, chữ “tâm” luôn phải đặt lên hàng đầu, ở đâu có người cần giúp thì phải nhiệt tình, không quản mưa nắng, đường sá xa xôi cách trở, hay giữa đêm khuya thanh vắng đều sắm sửa đồ nghề lên đường ngay. Chữ “tín” đối với nghề này cũng rất quan trọng, phải tạo được niềm tin với bà con dân bản, không lợi dụng lòng tin của bà con để tuyên truyền mê tín dị đoan, hoặc tham về vật chất… Chính vì vậy, ông Tuấn được bà con không chỉ trong xã, trong huyện mà còn ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến. Đặc biệt, ở địa phương, ông cũng là một trong những hạt nhân tích cực trong tuyên truyền bài trừ các hủ tục như: Thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng tốn kém về vật chất và kéo dài nhiều ngày hoặc đi ngược lại với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số; việc dựng vợ, gả chồng khi chưa đủ tuổi; hôn nhân cận huyết thống;… Ông cũng tích cực vận động người thân trong gia đình, dòng họ và bà con dân bản thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; ăn, ở hợp vệ sinh, không sa vào các tệ nạn xã hội, sinh đẻ có kế hoạch; chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình... Bản thân ông cùng gia đình luôn chăm chỉ lao động sản xuất, phát triển kinh tế; năm 2013 ông vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các con của ông đều được học hành, hiện nay đều trưởng thành và tham gia công việc nhà nước và là đảng viên.

Do được nhân dân quý mến, chính quyền địa phương tin tưởng, nên ông được đánh giá là một trong những nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp lớn cho văn hóa dân gian của tỉnh nhà. Ghi nhận những thành tích đó, tại Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian được Tỉnh ủy tổ chức ngày 12.1.2018, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian thuộc lĩnh vực tín ngưỡng dân gian trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”. Đây là danh hiệu có ý nghĩa quan trọng, nhằm biểu dương, ghi nhận những đóng góp của các nghệ nhân dân gian trong việc sáng tạo, giữ gìn, thực hành, truyền dạy những giá trị, kỹ năng, bí quyết của phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đối với “thầy” Tuấn, phần thưởng đó lại càng có ý nghĩa hơn, động viên khích lệ ông đóng góp công sức nhiều hơn nữa trong việc lưu giữ văn hóa tín ngưỡng dân gian phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần bài trừ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng Nông thôn mới trên quê hương Thuận Hòa.

Lương Anh

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên hoan Thanh niên tiên tiến Đoàn khối các cơ quan các tỉnh, thành phố phía Bắc

BHG - Trong các ngày từ 27 đến 29-10, tại thành phố Bắc Giang đã diễn ra Liên hoan Thanh niên tiên tiến Đoàn khối các cơ quan các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XII do Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh Bắc Giang đăng cai tổ chức.

31/10/2017
Lời dạy của Bác soi đường chúng ta đi

BHG - Với mỗi người dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, là tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lời dạy của Người như một "mệnh lệnh" trái tim, hiệu triệu mọi người cùng chung tay, góp sức, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng một Hà Giang đổi mới và phát triển. 

30/12/2017
Nữ Trưởng thôn nhiệt tình, tận tụy

BHG - Gần 20 năm gắn bó với công tác xã hội, trong đó có gần 4 năm làm Trưởng thôn Xuân Hà, xã Yên Hà (Quang Bình), chị Hoàng Thị Thanh Chuyền (sinh năm 1975) không chỉ một người cán bộ năng động, nhiệt tình trong các phong trào hoạt động ở địa phương, mà chị còn được nhiều người dân trong thôn, trong xã biết đến như một tấm gương đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; một điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua học tập và làm theo gương Bác.

29/11/2017
Chuyện về người cán bộ thôn vận dụng tư tưởng của Bác vào xây dựng Nông thôn mới

BHG - "Ở thôn này, từ khi có con đường bê-tông nối liền ra đường lớn mới thấy đời sống người dân từng bước thay đổi. Để có được con đường như hôm nay, công lớn phải kể đến người cán bộ thôn đã biết cách vận dụng tư tưởng của Bác Hồ trong việc lấy dân làm gốc vào thực tế xây dựng Nông thôn mới (NTM). Anh không chỉ hiến đất và bỏ công góp sức mở đường mà còn sẵn sàng đến trực tiếp từng nhà tuyên truyền, vận động nhằm phát huy nội lực sức dân" – Đó là nhận xét của đồng chí Vàng Mí Dình, Bí thư Đảng ủy xã Pải Lủng (Mèo Vạc) khi kể về anh Hờ Pà Chứ, cán bộ người Mông đang đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng thôn Pải Lủng. 

28/12/2017