Nêu cao vai trò xung kích của các "Thủ lĩnh" Đoàn

08:49, 06/09/2017

BHG- Chương trình hỗ trợ “Thanh niên khởi nghiệp” được huyện Mèo Vạc triển khai tích cực trong thời gian qua đang giúp cho nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở địa phương hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình. Với việc phát huy vai trò xung kích, đi đầu của Bí thư, Phó Bí thư ở các cơ sở Đoàn, Mèo Vạc đang dần tạo thành phong trào khởi nghiệp rộng khắp, giúp ĐVTN tăng thu nhập, vươn lên trong cuộc sống.

Mô hình trồng rau thủy canh của Bí thư Chi đoàn Phòng Kinh tế - Hạ tầng Mèo Vạc cho thu nhập cao.
Mô hình trồng rau thủy canh của Bí thư Chi đoàn Phòng Kinh tế - Hạ tầng Mèo Vạc cho thu nhập cao.

 Lâu nay, đứng trước khó khăn về khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt nên Mèo Vạc đã quan tâm tìm nhiều giải pháp phát triển KT – XH. Trong số những hướng đi mang lại hiệu quả thì phát triển chăn nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất được xem là chủ lực giúp người dân từng bước nâng cao đời sống. Tuy nhiên, do xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tập quán canh tác truyền thống của người dân đã ăn sâu vào tiềm thức nên phát triển chăn nuôi chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo thành vùng chăn nuôi hàng hóa. Đặc biệt, đội ngũ ĐVTN ở Mèo Vạc gặp nhiều thách thức trong hiện thực hóa ước mơ làm giàu. Điều này dễ dàng nhận thấy, khi chỉ có số ít thanh niên trên địa bàn xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả. Thậm chí, dù đã có ý tưởng nhưng do thiếu vốn và không đủ tự tin nên khá nhiều ĐVTN bỏ dở ước mơ. Đồng chí Phùng Thu Hạnh, Bí thư Huyện đoàn Mèo Vạc cho biết: “Với mục tiêu tạo ra những mô hình kinh tế hiệu quả, làm cơ sở để tuyên truyền, vận động ĐVTN làm theo, ngoài việc triển khai diễn đàn thanh niên khởi nghiệp, Huyện đoàn đã tổ chức cho ĐVTN đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác. Đồng thời, phát huy vai trò xung kích, đi đầu của các “thủ lĩnh” Đoàn; phối hợp với các phòng, ban trong huyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐVTN khởi nghiệp”.

Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều dự án của ĐVTN đăng ký khởi nghiệp, trong số đó có nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả. Bắt đầu tham gia hoạt động Đoàn từ năm 2006, Vàng Mí Trạ, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi đã ấp ủ ước mơ làm giàu ngay chính quê hương mình. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên qua nhiều năm, chàng thanh niên Vàng Mí Trạ chưa thể tự mình làm mô hình kinh tế. Phải đến tháng 10.2016, sau khi được giới thiệu các mô hình khởi nghiệp, với vai trò là Bí thư Đoàn xã Pả Vi, Trạ đã quyết tâm đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống để phát triển mô hình chăn nuôi bò, lợn, gà. Từ số tiền tích cóp cùng với hỗ trợ của huyện, ban đầu Trạ nuôi 2 con bò, 4 lợn giống sinh sản và 150 con gà. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, Trạ đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích ngô năng suất thấp sang trồng cỏ chăn nuôi; cùng với kiến thức được tập huấn và sự chăm chỉ, cần cù, sau chưa đầy nửa năm, đàn bò đã tăng lên gấp đôi, lợn tăng gấp ba và đàn gà lên tới trên 200 con.

Qua tìm hiểu, trong triển khai thực hiện chương trình khởi nghiệp, Huyện đoàn Mèo Vạc có vai trò cầu nối giúp ĐVTN kết nối với các nhà đầu tư. Không giống như một số mô hình khởi nghiệp theo hướng phát triển chăn nuôi, anh Trần Thanh Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mèo Vạc chọn cho mình cách làm giàu trên quê đá theo hướng ứng dụng KHKT vào sản xuất với mô hình trồng rau thủy canh. Từ số tiền hỗ trợ của huyện, anh Tùng đã đầu tư số tiền 300 triệu đồng, nhận chuyển giao kỹ thuật từ Công ty Cổ phần công nghệ Lisado trồng các loại rau: xà lách búp, cải bó xôi, cải bẹ trắng giống nội, romane xanh... Đây là mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao với thời gian thu hoạch sớm, thị trường tiêu thụ rộng...

Có thể khẳng định, chương trình khởi nghiệp đang thực sự tạo động lực giúp các ĐVTN ở Mèo Vạc vươn lên làm giàu. Đặc biệt, với những mô hình kinh tế hiệu quả của các “thủ lĩnh” Đoàn trong thời gian qua đang giúp cho ĐVTN trên địa bàn có cái nhìn đúng đắn về khởi nghiệp, qua đó chủ động chọn cho mình hướng đi phù hợp để nâng cao đời sống.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn viên Lý Thị Minh khởi nghiệp từ mô hình phát triển kinh tế gia đình

BHG - Đầu tháng 8 này, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình đoàn viên Lý Thị Minh, sinh năm 1982, tại thôn Tân Trang, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình. Đây là một trong những mô hình thanh niên "khởi nghiệp" đầy triển vọng trên địa bàn huyện Quang Bình. 

31/08/2017
Vi Hồng Tưởng vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng

BHG- Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà (Mèo Vạc). Từ nhỏ, Vi Văn Tưởng (sinh năm 1994) đã phải theo bố, mẹ lên nương làm rẫy. Thấu được sự nhọc nhằn, vất vả của bố mẹ, Tưởng đã cố gắng học tập, mong muốn sau này có kiến thức để thoát khỏi cảnh đói, nghèo. 

29/08/2017
Giám đốc trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp trên quê hương Việt Lâm

BHG - Là một trong những người trẻ tuổi được tiếp cận với phong trào khởi nghiệp từ rất sớm; năm 2013, khi còn là sinh viên năm thứ nhất Học viện Lâm nghiệp Việt Nam, chàng thanh niên trẻ Hà Ngọc Châm đã tham gia vào CLB Khởi nghiệp của Thành đoàn Hà Nội. 

28/07/2017
Trần Xuân Hưởng xây dựng thành công Thương hiệu Mật ong Phong Hưởng

BHG- Trong thời gian qua, trên địa bàn thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong các lĩnh vực, từ phát triển chăn nuôi bò, dê, ong, trồng ớt gió đến làm dịch vụ du lịch, kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa, sản xuất vật liệu xây dựng do các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) làm chủ. 

27/06/2017