Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

16:44, 11/09/2019

BHG - Tỉnh ta có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với điều kiện tự nhiên, địa lý, KT – XH còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; các dịch vụ y tế, giáo dục chưa phát triển; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ... Vì vậy, việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS có ý nghĩa vô cùng quan trọng; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Với mục tiêu “Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS; ưu tiên, lồng ghép các nguồn lực đầu tư p🎶át triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất...

Trong giai đoạn 2013 – 2018, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.216 tỷ đồng; tập trung đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình điện, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, y tế, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình. Tổng nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20.5.2013 của Thủ tướng Chính phủ là 113 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán, chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ thiết bị lọc nước, đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Đối với Đề án “Phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc Cờ Lao giai đoạn 2011- 2020”, tổng nguồn vốn đã cấp trên 57,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hiện UBND tỉnh đang triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 và Đề án hỗ trợ phát triển KT – XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025; Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2025. Về chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS, giai đoạn 2013 - 2018, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt, công nhận 11.697 lượt NCUT; bố trí kinh phí trên 20,8 tỷ đồng thực hiện chính sách đối với NCUT.

Việc ưu tiên thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Từng nội dung đầu tư, hỗ trợ đều có tác động trực tiếp thúc đẩy KT – XH, giảm nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, nhất là các xã ĐBKK. Từ đây, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương trao đổi hàng hóa; chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên. Đến nay, có 8 xã ĐBKK được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn 31,17% (năm 2018), trong đó các huyện nghèo giảm từ 64,03% xuống còn 46,25%. Thu nhập bình quân đạt 19,09 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 41,6%; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt 98,5%; 100% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế; 1.128 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở; 81,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 57% hộ nghèo được tiếp cận thông tin. Nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng; nhiều mô hình giảm nghèo được nhân rộng; bản sắc văn hóa các dân tộc được duy trì và phát huy; chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS được nâng cao. Đặc biệt, thông qua các chương trình hỗ trợ về phát triển sản xuất đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT và hướng đến sản xuất hàng hóa.

Đồng chí Dương Văn Thành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Giai đoạn tiếp theo, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS. Trong đó, tập trung các giải pháp, như: Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong công tác giảm nghèo; phát huy dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, vươn lên thoát nghèo bền vững; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS; chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc...”.

 AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Đòn bẩy" cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Vị Xuyên và Đồng Văn

BHG - Trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh ta đặt lên hàng đầu. Các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS được đẩy mạnh, đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo huyện Vị Xuyên và Đồng Văn thêm động lực vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

31/07/2019
Quy tụ 2.933 hộ dân về nơi ở mới

BHG - Thực hiện Đề án Quy tụ dân cư, năm 2019 UBND tỉnh giao kế hoạch cho các địa phương triển khai thực hiện quy tụ 3.269 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, vùng khó khăn về sống tập trung tại thôn bản; kinh phí hỗ trợ 60.380,5 triệu đồng.

 

29/08/2019
Bắc Quang phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

BHG - Nhằm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đã triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Từ năm 2014 đến nay, toàn huyện có 23 cán bộ là người DTTS được bầu vào BCH Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020; 22 người là đại biểu HĐND huyện, 464 người là đại biểu HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021; 87 người đang đảm nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.

29/07/2019
Đồng Văn đổi mới tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về công tác tuyên truyền: "Trong dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu". Vì vậy, đối với mỗi tầng lớp và đối tượng, Bác yêu cầu: "Phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp...

29/07/2019