Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nhân văn trong kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

08:44, 02/07/2020

BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh“, giữ vững vị trí, vai trò, năng lực cầm quyền, nhất là trong điều kiện Đảng đã giành được chính quyền, lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, và đặc biệt thể hiện rõ tính Đảng, tính nhân văn sâu sắc.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của kiểm tra, giám sát là “để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải thực hiện đúng nguyên tắc và các phương pháp công tác đảng, không được áp dụng các phương pháp điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Người yêu cầu người lãnh đạo, UBKT, cán bộ kiểm tra phải có phương pháp kiểm tra, giám sát thật dân chủ, khách quan, thận trọng, phải đi đúng đường lối quần chúng, phải thật sự nhân văn, nhân bản trong công tác quan trọng đặc biệt này thì mới đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn kiểm tra, giám sát đúng quy định, có kết quả cao, bảo đảm tính nhân văn thì công tác kiểm tra, giám sát phải khoa học có tính hệ thống, thường xuyên thực hiện và phải có người có đủ uy tín, kinh nghiệm, năng lực trình độ để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Không phải gặp việc gì, gặp ai cũng có thể phái đi kiểm tra, giám sát được. Người chỉ rõ: “... muốn kiểm soát có kết quả, phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường xuyên làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín và phải “khéo kiểm soát“. Một mặt, phải kiểm tra, giám sát, kiểm soát từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm tra, giám sát, kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Mặt khác, phải kiểm tra, giám sát, kiểm soát từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát, kiểm tra, giám sát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cải cách sửa chữa sự sai lầm đó, đó là cách tốt nhất để kiểm tra, kiểm soát, giám sát các nhân viên. Ngoài việc coi trọng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu phải coi trọng sự phối hợp, kết hợp với các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác quan trọng này thì mới đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất và thể hiện đầy đủ, sâu sắc tính dân chủ, khách quan, nhân văn trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo đúng tư tưởng của Người.

Trong quá trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phải coi trọng thực hành phê bình và tự phê bình trung thực, công tâm, khách quan, thể hiện tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, không chen động cơ cá nhân, không mặc cảm, không thành kiến, thù oán nhau. Có như vậy, mới đạt mục đích, yêu cầu và bảo đảm tính Đảng, tính nhân văn. Người chỉ rõ và yêu cầu: “Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình“…

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ tính Đảng, tính nhân văn trong kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm là để răn đe, ngăn ngừa và giáo dục với chính cả đối tượng bị kỷ luật và các tổ chức đảng, đảng viên nói chung để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Do đó, Người nhắc nhở các cấp uỷ, tổ chức đảng, người lãnh đạo qua kiểm tra, giám sát phải chỉ rõ ưu điểm, thành tích để phát huy, nhân rộng; kịp thời phát hiện thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên để lưu ý, cảnh báo, nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa, khắc phục, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ khi còn manh nha; nếu thấy cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm thì phải làm rõ chứng lý, kết luận chuẩn xác, không chủ quan, áp đặt; phải để họ được bày tỏ ý kiến của mình về khuyết điểm, vi phạm của mình, tự thấy và tự giác nhận khuyết điểm, sai phạm, tự nhận hình thức kỷ luật một cách tâm phục, khẩu phục thì mới đạt được mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, mới đảm bảo tính Đảng, tính nhân văn trong công tác này…

Việc kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý đối với tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm luôn thể hiện tính Đảng, tính nhân văn sâu sắc bằng quy trình, thủ tục đầy đủ, cụ thể trong việc kết hợp chặt chẽ tính tự giác tự phê bình và phê bình của đối tượng kiểm tra, việc phê bình, góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan, sự tôn trọng của chủ thể kiểm tra đối với ý kiến của đối tượng kiểm tra, giám sát, của tổ chức, cá nhân có liên quan, với sự vận động thuyết phục, cảm hoá đối tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đặc biệt, với kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận chính xác của chủ thể kiểm tra để bảo đảm tính dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, “lý lẽ phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”, thực sự “thấu tình, đạt lý”, không gò ép, không khiên cưỡng nhằm đạt tới sự tự giác, sự tâm phục, khẩu phục của đối tượng kiểm tra, bị thi hành kỷ luật. Để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng thực sự có chất lượng, hiệu quả, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT, cán bộ kiểm tra, một mặt, phải nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, phù hợp quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính Đảng, tính nhân văn công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng để góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta…

(Theo Trang thông tin điện tử UBKT Trung ương)


Cùng chuyên mục

Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn

BHG - Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Cùng với việc gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mỗi đảng viên còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, những điều đảng viên không được làm, trong đó có kỷ luật phát ngôn.

 

29/11/2019
Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí - biểu hiện của suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

BHG - Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. Để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng cần được đề cao và được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. 

28/06/2020
Phát huy vai trò của báo chí điện tử trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch

BHG - Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, báo chí nói chung, báo chí điện tử nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước đổi mới nội dung và phương thức, thích ứng với xu thế phát triển của nền báo chí hiện đại. Báo chí ngày càng đóng góp tích cực vào mọi mặt đời sống, xã hội, nhất là trong đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

 

22/11/2019
Nói không đi đôi với làm "bệnh trọng" cần giải nguy, chữa gấp

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, một trong những trường hợp phải kiên quyết cảnh giác, không để lọt vào BCH T.Ư khóa XIII khi đã mắc khuyết điểm: "Nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm". Người xưa từng răn dạy "Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê". Dẫu đã làm được chín phần, chỉ có một phần không làm được như lời đã nói...

21/05/2020