Bao giờ người dân 4 thôn: Độc Lập, Thâm Quảng, Nà Nhùng và Nà Nôm có cầu để đi

07:05, 31/05/2017

BHG- “Không có cây cầu cứng qua con suối, người dân 4 thôn dễ gặp nhiều hiểm nguy. Bởi thế, chúng tôi rất muốn Nhà nước đầu tư cho thôn có một cây cầu tràn vững chãi để qua suối...”. - Đó là mong muốn của 321 hộ sinh sống tại các thôn Độc Lập, Thâm Quảng, Nà Nhùng và Nà Nôm, xã Đường Âm (Bắc Mê).

Suối Nà Lẹch có chiều rộng trên 20 mét nên mỗi khi mùa mưa đến, nước lớn, việc đi lại là rất khó khăn, cách trở.
Suối Nà Lẹch có chiều rộng trên 20 mét nên mỗi khi mùa mưa đến, nước lớn, việc đi lại là rất khó khăn, cách trở.

Suối Nà Lẹch có chiều dài từ đầu nguồn chảy xuống khoảng trên 10 km, rộng trên 20 mét nên mỗi khi mùa mưa đến, nước lớn thì việc đi lại là rất khó khăn, cách trở. Không chỉ người dân 4 thôn này đi lại qua con suối mà người dân ở các thôn khác trong xã cũng thường xuyên qua lại để sản xuất, làm ăn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đoạn đường qua con suối trên là con đường duy nhất dẫn vào 4 thôn: Độc Lập, Thâm Quảng, Nà Nhùng và Nà Nôm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bà con nơi đây đa số là trồng rừng, ngô và lúa nương. Cùng với đó là mô hình trồng cây Hồi và chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có số lượng khá. Tuy nhiên hiện nay, các thôn đều có số hộ nghèo chiếm từ 40% tổng số hộ trở lên. Riêng Nà Nôm, là thôn nằm cách xa nhất so với trung tâm xã nên cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo ở đây chiếm tới 55% tổng số hộ. Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo ở đây cao trong khi điều kiện phát triển kinh tế khá thuận lợi là do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, vận chuyển nông sản. Không cầu, đường vào thôn cách xa nên việc tư thương ép giá, nông sản bỏ phí vào mùa mưa là chuyện thường xảy ra. Ông Triệu Văn Thành, Bí thư Chi bộ thôn Nà Nôm cho biết: Dù là trồng rừng, chăn nuôi lợn, gà, nhưng tiêu thụ rất khó do không vận chuyển ra được mà tư thương phải vào tận nơi. Ông Thành cũng bày tỏ mong muốn có được cây cầu, ô-tô vào đến thôn để gia đình có thể tiêu thụ các nông sản thuận lợi hơn.

Anh Phùng Văn Hỏn, thôn Nà Nôm chia sẻ: Tôi còn nhớ mùa mưa lũ năm 2016, khi nước lũ đầu nguồn về rất nhanh, khi đó mấy đứa trẻ trong thôn đi học ngoài trung tâm xã về lội qua suối và suýt chút nữa là hậu quả đáng tiếc xảy ra. Các em không có điện thoại để chúng tôi liên lạc, bảo các em ở lại trường chờ nước rút mới về. Từ lần đó đến nay, dù trời mưa nhỏ hay mưa to hầu như các em học sinh trong thôn không dám qua suối nữa. Bà con đều mong muốn Nhà nước đầu tư cho một cây cầu để người dân yên tâm đi lại.

Trước tình hình đó, chính quyền xã Đường Âm cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành có thẩm quyền mong muốn được đầu tư xây dựng một cây cầu chắc chắn, song vẫn chưa có kết quả. Ông Nguyễn Thanh Tiên, Chủ tịch UBND xã Đường  Âm cho biết: Là một xã nghèo không có kinh phí để xây dựng cầu. Qua các kỳ tiếp xúc cử tri, bà con đều có kiến nghị cấp có thẩm quyền cần quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu vững chắc để đi lại thuận tiện, mới có điều kiện phát triển kinh tế.

Có cầu bắc qua suối để vào các thôn, việc đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân sẽ được thuận lợi, đó sẽ là điều kiện để bà con ở đây vươn lên thoát nghèo và bớt đi những lo lắng lúc giáp hạt và mỗi khi mùa mưa tới. Hy vọng, các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng sớm có kế hoạch xây cầu để giúp người dân ổn định phát triển sản xuất.

VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý kiến người dân: Đề nghị đổi lại tên cầu

BHG - Tuyến Quốc lộ 2 (QL2) thuộc hệ thống Quốc lộ do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tại km 8+801m, đường Hà Giang đi Hà Nội (địa điểm tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức) có ,1 cây cầu hiện đang được khai thác sử dụng. Cây cầu này trước đây được xây dựng năm 1929, có tên là cầu LÀNG NÙNG.

31/03/2017
Công viên mini Minh Khai cần được quản lý để sử dụng đúng công năng

BHG - Hệ thống công viên trong đô thị là không gian để mọi người đi dạo, nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian lao động mệt mỏi. Bên cạnh đó, hệ thống vườn hoa, cây xanh của các công viên còn có vai trò hết sức quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường...

30/08/2016
Hơn 3 năm, đường đến trung tâm xã Phiêng Luông vẫn chưa hoàn thành (!)

BHG- Những năm qua, hàng ngàn người dân xã Phiêng Luông (Bắc Mê) phải đi trên tuyến đường đá cấp phối lổn nhổn, gồ ghề. Nguyên nhân là do gần 3 km đường tới trung tâm xã được khởi công xây dựng rồi bỏ dở hơn 3 năm đến nay vẫn chưa hoàn thành.

29/09/2016
Công trình thủy lợi Phai Xoong Hỏ cần sửa chữa, nâng cấp

BHG- Đập thủy lợi Phai Xoong Hỏ ở thôn Sơn Nam, xã Hương Sơn (Quang Bình) được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây hơn chục năm, với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng. Qua thời gian dài sử dụng, do ảnh hưởng của thiên tai, đến nay,  công trình đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ thuộc 2 thôn Buông và Sơn Nam của xã Hương Sơn. 

25/10/2016