5 bước giữ nội thất ô tô luôn sạch, thơm

12:38, 17/03/2024

Mùi nội thất ô tô không chỉ gây cảm giác khó chịu khi lên xe mà có thể khiến nhiều người đau đầu, dị ứng, dưới đây là 5 bước giữ nội thất ô tô luôn sạch thơm.

Bước 1: Làm sạch

Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ các đồ vật ẩm, ướt, bẩn bên trong xe như quần áo, giày dép, khăn...Việc để những thứ này quá lâu sẽ khiến nấm mốc sinh sôi, tạo ra mùi hôi khó chịu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đó, chủ xe cần hút sạch bụi bẩn ở các vị trí như sàn xe, ghế, khe hẹp trong nội thất...mà bụi đất có thể bám vào. Lưu ý dùng đầu hút bụi có lông mềm để hút bụi đất hiệu quả hơn. Thảm sàn nên tháo ra và vệ sinh riêng, hút sạch bụi ở dưới lớp thảm này.

Nếu không có máy hút bụi chuyên dụng cho ô tô, bạn có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay hoặc máy hút bụi gia đình. Nên chú ý những chỗ bám bẩn nhiều như khe ghế, taplo, khe cửa…

Một sai lầm khiến xe thường có mùi, cảm giác ẩm ướt là chủ xe bọc sàn bằng thảm da nhưng không vệ sinh. Với loại thảm này, khả năng hút nước và thoáng hơi kém nên sau thời gian dài sử dụng, bên dưới thảm có thể đọng nước. Vì vậy, cần định kỳ lột thảm để vệ sinh, sấy khô bên dưới.

Bước 2: Khử mùi

Sau khi vệ sinh nội thất ô tô, bạn nên dùng loại hóa chất dạng xịt chuyên dụng để phun trực tiếp vào trong xe rồi đóng cửa khoảng 5 phút.

Trong quá trình sử dụng xe, bạn có thể treo các túi thơm mùi cà phê, trà xanh hay quế và cam quýt dịu nhẹ trên xe. Chúng không chỉ giúp khử được mùi hôi từ động cơ xe hơi mà còn giúp lọc không khí, mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu hơn.

Để khử mùi cũngcó thể sử dụng dấm. Pha dấm với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng khăn sạch nhúng vào dung dịch, vắt khô để lau chùi các vị trí gây mùi hoặc lau toàn bộ nội thất. Dung dịch này an toàn trên gần như mọi loại vật liệu, ngoại trừ da lộn hoặc Alcantara. Sau khi vệ sinh xong, cần mở toàn bộ cửa xe thể thông thoáng, bay mùi chua của dấm.

Nếu có bàn là hơi nước, tài xế có thể dùng để làm mềm vết bẩn, vệ sinh và diệt khuẩn. Cách thức làm bao gồm phun hơi nước lên các bề mặt cần làm vệ sinh, sau đó dùng khăn lau sạch nước. Cách làm này hiệu quả đối với các vết bẩn đã bám trong thời gian dài bên trong xe, nhất là các vị trí như thảm sàn, trần, ghế.

Bước 3: Dưỡng nội thất

Sau khi khử mùi, cần dưỡng nội thất bằng dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng, giúp làm mới chất liệu, đồng thời tạo lớp bảo vệ nội thất. Cách đơn giản nhất là mua loại dung dịch áp dụng được cho nhiều loại chất liệu. Cẩn thận hơn, chủ xe có thể tìm đến loại dung dịch riêng cho từng vật liệu.

Bước 4: Ngăn mùi tự nhiên

Sau khi vệ sinh nội thất, chủ xe có thể áp dụng các biện pháp ngăn mùi tự nhiên như đặt túi than hoạt tính hoặc cát cho mèo ở những vị trí gọn gàng như dưới ghế, trong cốp để hút mùi, hút ẩm. Với cát, cần thay thế định kỳ, trong khi với than hoạt tính, chỉ cần phơi nắng khoảng một tháng mỗi lần.

Bước 5: Thay thế lọc gió điều hòa và vệ sinh họng gió

Thay thế lọc gió điều hòa và vệ sinh họng gió mà một cách hữu hiệu để khử mùi khó chịu cho khoang lái. Lọc gió có thể thay thế ngay tại nhà, vệ sinh họng gió nên được làm ở các cơ sở chăm sóc xe uy tín, vì vị trí này cần các thiết bị, hóa chất chuyên dụng để thực hiện.

Treo các loại tinh dầu, nước hoa, sáp thơm thực chất không phải ngăn mùi hoặc hút mùi mà đơn thuần là cách át mùi. Những sản phẩm này nên hạn chế với gia đình có trẻ nhỏ. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại sản phẩm tự nhiên như lá nếp, cà phê để trong túi vải.

Theo Báo Hà Tĩnh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bí kíp cần biết khi mua lốp ô tô
Lốp là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe ô tô, vì vậy chủ xe khi mua cần lưu ý nhiều vấn đề để lựa chọn cho hiệu quả.
29/02/2024
Thích thú đoàn xe cổ cực hiếm đến với Hà Nội
Vừa qua, bất chấp thời tiết mưa rét, đoàn xe ô tô cổ nổi tiếng thế giới của Câu lạc bộ Rally The Globe (Vương quốc Anh) thu hút nhiều người hâm mộ xe tại Hà Nội.
28/02/2024
4 kiểu ô tô cũ tuyệt đối KHÔNG nên mua để tránh 'tiền mất tật mang'
Theo kinh nghiệm được chia sẻ từ giới chuyên môn, dưới đây là 4 loại ô tô cũ người mua nên tránh để giảm thiểu tối đa rủi ro.
26/02/2024
Chi tiết các mức phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn cho từng loại xe
Mức phạt dành cho hành vi vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy và xe đạp được quy định rõ trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đã sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ.
24/02/2024