Kỹ năng xử lý khi ô tô bị mất lái

10:59, 22/08/2023

Hiện tượng mất lái có thể xảy ra bất ngờ khiến người điều khiển phương tiện không kịp phản ứng và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tài xế cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý cần thiết.

Hiện tượng mất lái xảy ra khi người điều khiển phương tiện không thể kiểm soát tay lái và điều khiển vô lăng theo hướng mong muốn. Điều này không chỉ gây nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng mà còn có thể ảnh hưởng đến những phương tiện đang tham gia giao thông.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe mất lái. Về mặt khách quan, xuất phát từ các sự cố kỹ thuật của xe như nổ lốp, hệ thống lái bị hỏng hóc, vô lăng bị kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác.

Tuy nhiên, phần lớn các vụ việc xe "điên" đến từ tâm lý chủ quan, lơ đễnh của tài xế, dẫn đến việc mắc sai lầm trong các thao tác kỹ thuật lái xe.

Giữ bình tĩnh và duy trì điều hướng vô lăng

Khi ô tô chỉ mới mất trợ lực lái, hãy giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì khả năng điều khiển. Tránh tình trạng mất bình tĩnh, đánh lái không kiểm soát sẽ khiến xe và người điều khiển phương tiện gặp nguy hiểm.

Hiện tượng mất lái có thể xảy ra bất ngờ khiến người điều khiển phương tiện không kịp phản ứng và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tài xế cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý cần thiết.

Lưu ý, tài xế tuyệt đối không được chuyển xe về N hoặc rút chìa khóa khi xe bị mất lái. Điều này sẽ làm cho hệ thống lái không thể hoạt động, và dẫn đến tình huống xấu.

Kiểm soát chân phanh

Trường hợp xe đang di chuyển trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông cao, hãy nhấp phanh từ từ để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Nếu trong điều kiện đường ướt, tuyệt đối không phanh gấp bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn khiến xe sẽ bị văng đi.

Trường hợp mặt đường phía trước không trơn trượt, không có vật cản, xe có các tính năng hỗ trợ phanh ABS, EBD, BA, người điều khiển xe hãy đạp phanh nhanh, dứt khoát.

Ngoài ra, tài xế có thể hãm xe lại bằng cách chuyển ngay về các số thấp L, D1, D2 trên xe số tự động hoặc số 1, 2 trên xe số sàn.

Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt

Trường hợp nguy hiểm nhất là mất lái ở khu vực có nhiều xe hoặc đường cao tốc. Lúc này, người điều khiển phương tiện cần lập tức phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, bấm còi liên tục để những tài xế khác nhận biết được tình hình.

Nếu xe đang di chuyển trong đêm, hãy bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục, thao tác này nhằm gây chú ý tới những phương tiện khác đang tham gia giao thông.

Lái xe đồng thời kết hợp giảm tốc, đảm bảo các phương tiện khác có thời gian di chuyển ra xa vùng nguy hiểm.

Theo Tiền Phong


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lệ phí sát hạch và cấp GPLX tăng mạnh từ 1/8, người học lái xe cần biết
Theo Thông tư số 37/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí sát hạch để cấp giấy phép lái xe (GPLX) tất cả các hạng sẽ tăng từ 1/8/2023, đồng thời bổ sung lệ phí sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
31/07/2023
Vespa GTV 2023 ra mắt tại Việt Nam, giá gần 160 triệu đồng
Piaggio đã chính thức ra mắt mẫu xe Vespa GTV 2023 pha trộn giữa thiết kế cổ điển và hiện đại cùng động cơ 300 HPE (High Performance Engine) mạnh mẽ nhất hiện nay của Vespa.
27/07/2023
Infographics: Phòng chống cháy ôtô, xe máy trong mùa nắng nóng
Theo các chuyên gia các hãng xe, đăng kiểm, thời tiết nắng nóng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy nổ ôtô.
27/07/2023
Bộ đôi Mercedes GLC thêm bản AMG

GLC 43 và GLC 63 phiên bản AMG mang chất thể thao thuần túy, dùng động cơ 2 lít 4 xi-lanh với bộ tăng áp, thay thế động cơ V8.


25/07/2023