Cải thiện và phòng tránh các tật khúc xạ ở trẻ

08:00, 13/06/2012

Mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt. Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ…


Phát hiện sớm các bất thường

Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ.

Cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ  để  giúp cho ảnh cuả vật rơi đúng vào võng mạc.

 
Viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều chỉnh mắt viễn thị bằng đeo kính hội tụ để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc. Cần lưu ý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Loạn thị: mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc  và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần.

Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T… Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Lệch khúc xạ: hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ.

Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn. Những trường hợp nàu cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt  để có phương hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, ánh sang phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý…  để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

Nhìn nhận đúng về lác mắt

Lác mắt là hiện tượng lệch trục nhãn cầu biểu hiện bằng độ lác khi quan sát thấy. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt đi kèm. Lác có thể là lác trong (khi nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (khi nhãn cầu lệch ra ngoài), hay lác đứng (khi nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ bị nhìn hai hình. Lúc đó  não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời và sẽ không có được thị giác hai mắt. Bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay.

Điều trị lác có 3 bước liên quan chặt chẽ với nhau: điều trị nhược thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu để hết lác và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt, điều trị sớm không những rút ngắn thời gian điều trị mà còn tăng  cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác hai mắt. Các phương pháp điều trị khác nhau như: đeo kính, bịt mắt tập chỉnh quang, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật…

Ngoài ra, trẻ sau khi điều trị khỏi lác vẫn cần phải theo dõi lâu dài và duy trì kết quả điều trị đã đạt được.

Nhược thị và khiếm thị

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyen nhân khác nhau như: lác mắt, do tật khúc xạ hay một số bệnh lý tại mắt. Tuy nhiên, nhươc thị co  thê  chưã khoi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng. Các phương pháp điều trị nhược thị có thể là đeo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật…

Khác với nhược thị, khiếm thị là một tình trạng khiếm khuyết về chức năng của cơ quan thị giác gây ra bởi các bệnh mắt bẩm sinh, di truyền hay mắc phải, do chấn thương mắt trong cuộc sống… mà không thể điều trị khỏi được bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, bằng thuốc hay bằng  phẫu thuật. Phương pháp điều trị đối với trẻ bị khiếm thị là sử dụng các phương tiện trợ thị thích hợp để giúp cho trẻ có thể tận dụng một cách hữu ích nhất phần thị lực còn lại để có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.


suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo đồng thuận tuyến tỉnh về can thiệp giảm tác hại bao gồm tiếp thị BCS cho nhóm chị em
HGĐT - Sáng ngày 30.5, tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Sở y tế, Ban Quản lý Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tổ chức hội thảo đồng thuận tuyến tỉnh về can thiệp giảm tác hại bao gồm tiếp thị bao cao su (BCS) cho nhóm chị em. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các đại biểu đại diện cho các ban, ngành, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống
30/05/2012
Bắc Mê: Ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng khiến 4 người tử vong
HGĐT- Vào hồi 5giờ sáng ngày 25.4, tại gia đình ông Hạng Chìa Sai, thôn Kẹp B, xã Minh Sơn (Bắc Mê), xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng khiến 4 người tử vong.
27/04/2012
Huyện Hoàng Su Phì xuất hiện triệu chứng bệnh tay, chân, miệng
HGĐT- Vừa qua, tại nhà trẻ 6 - 24 tháng tuổi thuộc trường Mầm non Vinh Quang (Hoàng Su Phì) xuất hiện hiện tượng một số cháu nhỏ có các biểu hiện của bệnh TCM.
27/04/2012
Quản Bạ: Trên 1.180 lượt người được chăm sóc SKSS đợt 1
HGĐT - Sau hơn 1 tháng triển khai chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình (CSSKSS- KHHGĐ) đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn đợt 1 năm 2012 tại 7 xã của huyện Quản Bạ là: Quyết Tiến, Thanh Vân, Cao Mã Pờ, Tả Ván, Cán Tỷ, Thái An, Lùng Tám.
21/05/2012