Qua 4 năm thực hiện Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Pu Péo

09:24, 09/01/2010

HGĐT - Dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Pu Péo giai đoạn 2005 – 2010 được triển khai thí điểm tại tỉnh Hà Giang với mục tiêu đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển về đời sống, văn hoá, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Pu Péo giúp dân tộc này từng bước phát triển một cách bền vững về mọi mặt, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc và tạo thêm lòng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.


Sau hơn 4 năm tích cực triển khai thực hiện tại các huyện Đồng Văn, Yên Minh và Bắc Mê với tổng vốn dự án được phê duyệt 9 tỷ đồng, vốn đã thực hiện trên 4,5 tỷ đồng, đạt trên 50%, cơ bản đã thực hiện đúng chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao theo từng năm, nguồn kinh phí cấp cho dự án kịp thời, nhiều công trình hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng đã được bố trí vốn và thanh toán gọn. Dự án bước đầu triển khai đã thu được những kết quả tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Pu Péo nói riêng và nhân dân các dân tộc ở các xã trong vùng dự án nói chung, nhất là kinh tế hộ gia đình đã từng bước được cải thiện, cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, không có học sinh bỏ học; nhân dân được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đời sống văn hoá được nâng lên, các thôn bản đồng bào Pu Péo đã có 100% đường giao thông nông thôn... là cơ sở để dân tộc Pu Péo có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với các dân tộc khác trên địa bàn các xã trong huyện, tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án còn có những hạn chế, như: Do một số hộ sống phân tán, nên số người là dân tộc Pu Péo được hưởng lợi từ dự án mới chỉ có 431/721người dân tộc Pu Péo sinh sống trên điạ bàn tỉnh, chiếm 60%; mặt khác, dự án chỉ tập trung hỗ trợ cho các hộ gia đình có chủ hộ là người Pu Péo, còn phụ nữ Pu Péo lấy chồng người dân tộc khác hoặc những hộ Pu Péo ở ngoài vùng dự án chưa được quan tâm; một số phòng học thuộc dự án được xây dựng ở các thôn bản, nhưng không nằm trong quy hoạch chung của xã nên hiệu quả sử dụng không cao; tiến độ thi công các công trình chậm dẫn đến việc giải ngân thực hiện dự án không kịp thời, hàng năm phải nộp trả vào ngân sách Nhà nước còn lớn, chiếm 18,2% tổng vốn dự án được phê duyệt; UBND các xã thuộc vùng dự án không nắm hồ sơ thiết kế, thanh quyết toán các mục tiêu của dự án cũng như khi xây dựng hoàn thành các mục tiêu của dự án chủ đầu tư không có quy định, bàn giao cụ thể cho địa phương quản lý nên hiệu quả sử dụng không cao...


Để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, trong tháng 8 năm 2009, Ban Dân tộc, HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện dự án tại các huyện trên, đoàn giám sát đã đề nghị UBND các huyện, xã cần nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý, giám sát khi dự án được thực hiện trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân là người dân tộc Pu Péo và các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn thuộc vùng dự án hiểu về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc Pu Péo để tránh xảy ra thắc mắc, khiếu kiện ; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh khi xây dựng các mục tiêu đề án, như:Hỗ trợ hoạt động văn hoá ngoài việc hỗ trợ tổ chức Lễ hội cúng Thần Rừng, xây dựng nhà cộng đồng, cần quan tâm hỗ trợ cho việc khôi phục bản sắc văn hoá riêng của dân tộc (trang phục, thờ cúng, văn hoá dân gian và ngôn ngữ) để khỏi bị mai một và đồng hoá.

 


Trúc Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thôn Bản Đả (Na Khê) hết nghèo nhờ trồng dưa hấu
HGĐT- Đến thôn Bản Đả, xã Na Khê (Yên Minh) thời điểm này, ai cũng ngạc nhiên bởi trong tiết Đông giá rét, khô hạn mà ruộng nương nơi đây không còn một thửa đất bỏ trống. Ni lông phủ trắng ruộng, dưới đó là dưa hấu, dưa chuột, bí xanh đang lên mầm xanh tốt. Nhờ biết trồng cây vụ Đông - xuân nên người dân nơi đây đã hết cảnh đói nghèo, nhiều hộ khá giả.
31/12/2009
Vì sự an sinh xã hội
HGĐT- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là mộttrong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, đồng thời nó cũng có một vai trò to lớn góp phần an sinh xã hội. Chính vì vậy, bước sang năm 2009, BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động để bắt kịp với yêu cầu chung của cả nước và đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, đa sắc tộc.
31/12/2009
Động lực cho nông dân thoát nghèo
HGĐT- Ông Phạm Quang Trung, Trưởng thôn Thái Hà , phường Ngọc Hà (TXHG) dẫn chúng tôi đến một số hộ gia đình trong thôn, như gia đình bà Đào Thị Vui, gia đình anh Nguyễn Bá Thảo, hay gia đình anh Nguyễn Duy Ninh… Đến đâu cũng thấy vườn rau xanh, vườn mía đang chờ thu hoạch; những chuồng lợn thịt, lợn nái với tiếng kêu ủn ỉn và tiếng gà nhảy ổ cục tác báo hiệu cho sự ấm no.
28/12/2009
Gặp mặt các nạn nhân chất độc da cam/điôxin đi điều dưỡng, chữa trị tại Làng Hữu nghị Việt Nam
HGĐT- Hội CCB tỉnh vừa có buổi gặp mặt 12 CCB bị nhiễm chất độc da cam/điôxin đi điều dưỡng, chữa trị tại Làng Hữu nghị Việt Nam. Tới dự có lãnh đạo Hội CCB tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và đại diện Làng Hữu nghị Việt Nam.
28/12/2009