Đồng Văn vận động người dân di dời chuồng trại ra xa nhà

12:09, 05/04/2024

BHG - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, phong trào vận động người dân di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở Đồng Văn đã trở thành một cuộc cách mạng thay đổi tư duy của người dân nơi đây. Từ bao đời nay người dân trong huyện có quan niệm chuồng trại chăn nuôi đặt gần nhà ở sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tránh bị mất trộm. Nhưng giờ đây, để xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng thì cần phải thực hiện thành công “cuộc cách mạng” di dời chuồng trại ra xa nhà.

Thôn Lán Xì, xã Phố Cáo nằm dọc theo Quốc lộ 4C là thôn có vị trí thuận lợi ngay cửa ngõ dẫn vào trung tâm huyện. Toàn thôn hiện có 74 hộ, với trên 90% người dân là đồng bào Mông và cơ bản bà con trong thôn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc, đặc biệt là kiến trúc truyền thống nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương. Nơi đây có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Thời gian qua, bên cạnh các nguồn lực hỗ trợ, cấp ủy, chính quyền xã và huyện đã chủ động tuyên truyền, hỗ trợ người dân di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở để tập trung phát triển du lịch.

Người dân thôn Lán Xì, xã Phố Cáo di dời chuồng gia súc ra xa nhà ở.
Người dân thôn Lán Xì, xã Phố Cáo di dời chuồng gia súc ra xa nhà ở.

Chủ tịch UBND xã Phố Cáo Giàng Mí Say cho biết: Để phát triển du lịch cộng đồng với phương thức nói đi đôi với làm, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã đã huy động cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp xuống cơ sở giúp người dân di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở. Đến nay, người dân trong thôn từng bước nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Hầu hết các chuồng nuôi nhốt di dời cách xa khu vực nhà ở từ 20 đến 25 mét trở lên. Đây là thành công lớn của người dân trong việc thay đổi thói quen, nhận thức và hành động đối với việc nuôi nhốt gia súc gần nhà.

Xã Lũng Cú là một trong những địa phương có kinh nghiệm trong việc di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở để phát triển du lịch cộng đồng. Trước đây đa phần các hộ dân ở đây đều xây dựng chuồng trại sát nhà ở, gây ô nhiễm, cản trở phát triển du lịch. Xã đã tập trung tuyên truyền, vận động lấy người làm trước hướng dẫn người làm sau, lấy thôn làm thành công để làm điểm hướng dẫn các thôn khác làm theo. Khi nhận thấy lợi ích của việc thay đổi, nhiều gia đình đã quyết tâm di chuyển chuồng trại ra xa nhà ở để chuyển sang làm du lịch. Đến nay, xã Lũng Cú đã xây dựng được hai làng văn hóa thu hút du khách đó là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải và Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Thèn Pả.

Chủ tịch UBND xã Lũng Cú Ma Doãn Khánh cho biết: Phát triển mô hình homestay cũng đồng nghĩa với các hộ gia đình sẽ có thêm thu nhập, trung bình mỗi hộ làm du lịch thu về trên 200 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với việc chăn nuôi như trước đây. Hơn hết, từ những nỗ lực của cấp ủy chính, quyền và sự ý thức của người dân đã thay đổi được các thói quen, tập quán sinh hoạt cũ, từ đó đã mang lại sự tươi tắn về một diện mạo mới xanh, sạch, đẹp để lại ấn tượng trong lòng du khách gần xa.

Bằng sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động người dân đã ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó góp phần xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng thân thiện, sạch đẹp và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đến nay, huyện Đồng Văn có các làng văn hóa tiểu biểu thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là; Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu thôn Má Lé, xã Má Lé; Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Thèn Pả và thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú. Thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lán Xì, Thiên Hương, Khia Lía… trở thành những làng văn hóa du lịch cộng đồng để du khách tham quan, nghỉ dưỡng.

Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong việc di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở để làm du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn được coi là sự đột phá thay đổi tư duy, nếp sống mới cho người dân. Từ đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước mở ra hướng phát triển du lịch cộng đồng bền vững, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê mình.

Bài, ảnh: Thiện Ngay


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao kỹ năng sản xuất chương trình Podcast

BHG - Trong 2 ngày 29 – 30.3, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức lớp bồi dưỡng “Kỹ năng làm Podcast nâng cao” cho 29 học viên là các cán bộ, giảng viên, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đến từ 12 cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

31/03/2024
Đoàn trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức Hội thi "Khi tôi 18"

BHG - Chiều 30.3, Đoàn trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức Hội thi "Khi tôi 18" với chủ đề Sắc màu văn hoá. Đây là một trong những hoạt động hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ lên lớp thường niên của Trường THPT Chuyên Hà Giang.

31/03/2024
Điểm trường Tả Phìn những ngày “mùa khô, nước hiếm”

BHG - Xã Tả Phìn là xã nội địa đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh. Không sông, không suối, mỗi khi mùa khô đến mang theo "nỗi ám ảnh" không có nước sử dụng. Đầu tháng 3 năm nay, hồ treo Tả Phìn B là nguồn cung cấp nước chính cho bà con xã Tả Phìn đã cạn đáy. Thiếu nước sinh hoạt cho học sinh trở thành áp lực đối với thầy và trò tại điểm trường PTDTBT Tiểu học và THCS Tả Phìn.

31/03/2024
Hội nghị BCH Hội Cựu chiến binh Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh

BHG - Sáng 29.3, Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2022 – 2027 tổ chức Hội nghị BCH nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2024.

29/03/2024