Lùng Mười mong Tết có điện

08:36, 05/01/2024

BHG - Là thôn thuộc xã Nông thôn mới (NTM), cách Quốc lộ 4C chưa đầy 2 km nhưng người dân thôn Lùng Mười, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) bao lâu nay vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Người dân trong thôn luôn mong mỏi các công trình thiết yếu như điện, đường bê tông… sẽ được hoàn thiện để phục vụ đời sống và phát triển sản xuất.

Thiếu điện, nhiều nhu cầu thiết yếu của đời sống không được giải quyết. Người dân không dùng được ti vi để xem thời sự, không thể truy cập Internet, không dùng được các loại máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất. Đang cắt cỏ cho bò bằng dao thái tay, ông Tẩn Sào Thanh, thôn Lùng Mười chia sẻ: “Mặc dù nhà gần quốc lộ nhưng cuộc sống vẫn chẳng khác ngày xưa. Không có điện nên gia đình vẫn phải làm mọi thứ theo cách thủ công. Mặc dù nhà tôi đã mua máy điện nước về dùng nhưng công suất nhỏ nên chỉ dùng được thắp sáng và sạc pin điện thoại. Hơn nữa, máy điện nước chỉ dùng được vào mùa mưa, còn mùa Đông không hoạt động được”.

Không có điện người dân thôn Lùng Mười chưa thể đầu tư máy móc, giúp giải phóng sức lao động.
Không có điện người dân thôn Lùng Mười chưa thể đầu tư máy móc, giúp giải phóng sức lao động.

Còn hộ anh Phàn Tờ Minh đang xây dựng nhà ở theo chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Anh phản ánh những bất cập khi không có điện: “Xây dựng nhà ở cần rất nhiều loại máy móc như máy trộn bê tông, máy hàn sắt… do không có điện nên tôi phải thuê máy nổ về sử dụng. Riêng khoản tiền này đã tốn rất nhiều chi phí, làm tăng giá xây dựng nhà ở trong thôn lên cao hơn so với các nơi khác”.

Trưởng thôn Lùng Mười, anh Tẩn Thìn Yên, cho biết: “Xã Quyết Tiến được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2018, đã qua 5 năm, người dân trong thôn luôn trông chờ được kéo điện. Hiện nay toàn thôn có 140 hộ, trong đó có 42 hộ bám Quốc lộ 4C đã có điện, còn 98 hộ trong xóm không có điện. Qua các buổi tiếp xúc cử tri bà con đều mong muốn được sử dụng điện lưới quốc gia. Đề nghị cấp trên đầu tư trạm biến áp đến thôn để nhân dân được dùng điện phục vụ đời sống và sản xuất. Nếu nhà nước đầu tư các công trình để kéo điện về thôn thì bà con sẵn sàng bỏ tiền ra để kéo đường dây 0,4 kV từ cột về nhà”.

Được biết người dân trong thôn chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và Mông, số hộ nghèo chiếm 72%. Mặc dù là thôn thuộc xã NTM nhưng người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh việc thiếu điện, bà con mong muốn được nhà nước hỗ trợ làm đường bê tông nông thôn để đi lại thuận tiện. Được biết, trong thôn còn đội 4 đường đi lại khó khăn, chủ yếu là đường mòn đi qua rừng, ngày mưa nước suối dâng cao, trẻ em không thể qua suối đi học.

Giải đáp kiến nghị của người dân Lùng Mười về việc kéo điện, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quản Bạ, Nguyễn Đăng Khoa cho biết: Ban Quản lý đã khảo sát và dự kiến lắp đặt 1 trạm biến áp, 700 m đường dây 35 kV và 2,5 km đường dây 0,4 kV đến các đội còn lại trong thôn. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là huyện chưa phân bổ nguồn vốn để triển khai thực hiện.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Gieo chữ, trồng người” nơi biên cương: Kỳ 2: Thúc đẩy giáo dục vùng khó vươn lên

BHG - Muốn phát triển giáo dục (GD) một cách toàn diện, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nơi GD còn gặp không ít những khó khăn cần “nhìn thẳng” và “làm thật”. Từ đó có những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp. Những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách về GD, bức tranh GD tỉnh biên giới Hà Giang đã chuyển biến tích cực. Đến nay, mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

31/12/2023
Mèo Vạc thực hiện “ba sạch, hai chống” trong phòng, chống đói, rét cho gia súc

BHG - Từ đầu tháng 10.2023, huyện Mèo Vạc triển khai thực hiện phòng, chống đói, rét cho gia súc theo phương châm “ba sạch, hai chống”.

30/12/2023
“Gieo chữ, trồng người” nơi biên cương: Kỳ 1: “Nhìn thẳng” vào thực tế chất lượng giáo dục

BHG - Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi giáo dục (GD) là quốc sách hàng đầu; không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định đây là con đường ngắn nhất để giảm nghèo, thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH, tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng GD. Nhờ đó, chất lượng GD trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có chuyển biến tích cực, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng cho các em học sinh nơi biên cương Tổ quốc.

30/12/2023
Hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên

BHG - Sáng 29.12, tại trường THCS Yên Biên, Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố Hà Giang tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên năm 2023. Tham dự hội thi có đại diện một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Hà Giang và đông đảo học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố.

29/12/2023