Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng phương pháp nút động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu

14:00, 01/12/2023

BHG - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng một số phương pháp kỹ thuật mới trong điều trị bệnh. Một trong số đó là việc ứng dụng phương pháp can thiệp nút động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi đội ngũ y, bác sỹ phải có tay nghề tốt, có kinh nghiệm, ở những ca khó cần có hội chẩn trực tuyến (telehealth) trong quá trình can thiệp.

Chiều 29.11.2023, ê kíp các y, bác sỹ Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận ca bệnh Hoàng H M, 50 tuổi, từ huyện Đồng Văn chuyển xuống. Bệnh nhân bị ho ra máu với số lượng nhiều, kéo dài. Sau khi khám, hội chẩn, xác định bệnh nhân bị giãn động mạch phế quản, đội ngũ y, bác sỹ đã khẩn trương tiến hành can thiệp bằng phương pháp nút động mạch phế quản. Đây là một phương pháp mới được các y, bác sỹ mới học tập, đưa vào ứng dụng tại Bệnh viện. Đây là ca bệnh có những yếu tố khó nên trong quá trình can thiệp, các bác sỹ Bệnh viện tỉnh đã có sự hội chẩn, tham vấn chỉ dẫn trực tuyến từ chuyên gia ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Lãnh đạo Sở Y tế chứng kiến ê kíp thực hiện can thiệp ca bệnh hội chẩn trực tuyến với bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Lãnh đạo Sở Y tế chứng kiến ê kíp thực hiện can thiệp ca bệnh Hoàng H.M hội chẩn trực tuyến với bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Qua hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhân Hoàng H M, bác sỹ chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, đây là ca bệnh có thể gây nguy hiểm nếu bệnh nhân di chuyển về Hà Nội để điều trị. Trong quá trình di chuyển dài, nếu máu chảy ra nhiều sẽ có thể gây tắc nghẽn phổi và nguy hiểm đến tính mạng. Với sự tham vấn từ chuyên gia tuyến trên, sự nỗ lực của ê kíp y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ca can thiệp nút động mạch phế quản cho bệnh nhân M đã được thực hiện thành công sau 1 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị.

Đến thăm và động viên ê kíp thực hiện ca can thiệp bằng phương pháp nút động mạch phế quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sỹ Nguyễn Văn Giao, Quyền Giám đốc Sở Y tế cho biết, đây là một phương pháp can thiệp chưa có nhiều bệnh viện các tỉnh miền núi, nơi có điều kiện còn khó khăn ứng dụng. Để làm được điều này, bên cạnh sự chịu khó học hỏi, nỗ lực và mạnh dạn của đội ngũ y, bác sỹ, cần phải có cơ sở, thiết bị kỹ thuật đáp ứng đủ điều kiện. Với sự quan tâm của tỉnh, năm 2021 Bệnh viện tỉnh đã được đầu tư phòng phẫu thuật Cath lab với máy chụp mạch số xóa nền DSA. Tổng mức đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho phòng phẫu thuật này lên đến hàng chục tỷ đồng.

Được biết, các bác sỹ được học tập và có thể ứng dụng phương pháp can thiệp mới này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, gồm bác sỹ Trần Minh Chương, Đỗ Văn Cảnh và Lý Ngọc Hoàng, Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Các bác sỹ cho biết, đây là kỹ thuật can thiệp điều trị không mới, nhưng với Hà Giang và các tỉnh miền núi thì hoàn toàn mới và không dễ thực hiện. Đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm và trong điều kiện hiện nay, với việc hội chẩn trực tuyến với bệnh viện tuyến trên, các y, bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh có thể tự tin thực hiện các ca phẫu thuật khó để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm. Thông qua việc học từ các bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp can thiệp nút động mạch phế quản từ khoảng 3 tháng nay. Cho đến nay, các y, bác sỹ đã thực hiện được khoảng 6 – 7 ca phẫu thuật nút động mạch phế quản thành công.

Theo các y bác sỹ, ho ra máu do giãn động mạch phế quản là một biến chứng nặng, có tỷ lệ tái phát cao; bệnh nặng có thể gây tổn thương mạch máu phổi phế quản. Tình trạng bệnh này có thể xuất phát từ các nguyên nhân, như: Áp xe phổi, lao phổi, nhiễm nấm phổi, chấn thương nhu mô phổi…

Việc thực hiện kỹ thuật can thiệp nút động mạch phế quản sẽ giúp bệnh nhân không bị đau hoặc khó chịu; bệnh nhân có thể xuất viện sau 3 ngày phẫu thuật. Do đó, đây là phương pháp ưu việt đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai áp dụng và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực. Với điều kiện máy móc kỹ thuật hiện có, đội ngũ y bác sỹ có tay nghề, kinh nghiệm, phương pháp điều trị này là rất phù hợp với Hà Giang khi mà tỉnh ta ở xa các bệnh viện tuyến Trung ương.

Bài, ảnh: Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên đoàn Lao động huyện Đồng Văn tạo chuyển biến trên các lĩnh vực của đời sống

BHG - Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đồng Văn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua thu hút và nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn.

30/11/2023
Khẳng định vai trò chủ lực tuyên truyền xóa bỏ hủ tục

BHG - Bằng việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền bài trừ, xóa bỏ hủ tục trong các cơ sở giáo dục; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy; đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử, pháp luật trong các trường học đã giúp ngành Giáo dục của tỉnh khẳng định vai trò chủ lực, trở thành “cầu nối” giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn minh.

30/11/2023
Đảng ủy Sở Văn hóa, TT&DL quán triệt các văn bản của Đảng

BHG - Sáng 30.11, Đảng ủy Sở Văn hóa, TT&DL tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt các văn bản của Đảng và đối thoại với đảng viên, công chức, viên chức, người lao động 6 tháng cuối năm 2023. Dự và chủ trì có đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, TT&DL.

30/11/2023
Hoàng Su Phì chung tay chăm lo cho người nghèo

BHG - Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực, huy động mọi nguồn lực chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

29/11/2023