Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

13:30, 17/09/2023

BHG - Nhiệm kỳ qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoàng Su Phì đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ), giúp cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.

LĐLĐ huyện Hoàng Su Phì tặng quà cho ĐV, NLĐ tại Chương trình “Tết sum vầy” năm 2023.
LĐLĐ huyện Hoàng Su Phì tặng quà cho ĐV, NLĐ tại Chương trình “Tết sum vầy” năm 2023.

Đến nay, tổng số ĐV, NLĐ toàn huyện là 2.351 người, trong đó ĐV công đoàn là 2.254 người, chiếm 95,87%. Với chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV, NLĐ, các cấp Công đoàn huyện Hoàng Su Phì đã chủ động đóng góp, xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến ĐV, công nhân, viên chức, NLĐ; nhất là các chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội cho NLĐ. Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã tổ chức được trên 100 hội nghị lấy ý kiến tham gia của trên 5.000 lượt ĐV, NLĐ vào các văn bản dự thảo luật, như: Bộ Luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Đất đai (sửa đổi)...

Các cấp Công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Giám đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đến nay, 100% công đoàn cơ sở (CĐCS) xây dựng và thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ. 100% CĐCS khối hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Các hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị NLĐ, đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện bảo đảm theo quy định, tập trung vào việc tìm kiếm, đề xuất các giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và duy trì việc làm, ổn định thu nhập, cải thiện đời sống cho ĐV, NLĐ. Những kiến nghị về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ về tiền lương, tiền thưởng, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương... được kịp thời giải quyết, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Theo thống kê, tiền lương, thu nhập bình quân của ĐV, NLĐ tăng khoảng 10% so với năm 2017. Tiền lương trung bình hiện nay của ĐV, NLĐ khu vực hành chính, sự nghiệp đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng; người lao động khu vực doanh nghiệp trên 4,5 triệu đồng/người/tháng. Điều kiện làm việc của ĐV, NLĐ được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng công vụ và hiệu quả kinh doanh.

LĐLĐ huyện Hoàng Su Phì trao tiền hỗ trợ từ Quỹ “Mái ấm công đoàn” cho ĐV có hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn cơ sở xã Nàng Đôn.
LĐLĐ huyện Hoàng Su Phì trao tiền hỗ trợ từ Quỹ “Mái ấm công đoàn” cho ĐV có hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn cơ sở xã Nàng Đôn.

Cùng với đó, các cấp Công đoàn trong huyện đã có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV, NLĐ. Nổi bật là các hoạt động chăm lo nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn”. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức Chương trình “Tết sum vầy”, thăm hỏi, trao quà của LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện với tổng trị giá trên 300 triệu đồng (từ 2018 – 2023) cho ĐV có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo 100% ĐV, NLĐ được đón Tết vui vẻ, đầm ấm. Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ ĐV có hoàn cảnh khó khăn luôn được các cấp Công đoàn quan tâm. Sau 5 năm triển khai, Quỹ “Tương thân, tương ái” của huyện đã vận động đóng góp được trên 1,9 tỷ đồng cho ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm nhà ở và phát triển kinh tế; hỗ trợ, tặng quà cho ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, thiên tai...

Làm tốt công tác vận động thu Quỹ “Mái ấm công đoàn”, 5 năm qua đã thu được 516 triệu đồng, hỗ trợ cho 18 gia đình ĐV làm nhà ở. Anh Ma Seo Xà, ĐV công đoàn cơ sở Trường PTDTBT THCS Bản Phùng, xã Bản Phùng chia sẻ: “Năm 2022, LĐLĐ huyện đã trao số tiền 40 triệu đồng từ quỹ “Mái ấm công đoàn” hỗ trợ gia đình tôi xây dựng ngôi nhà mới. Có nhà kiên cố để ở, các thành viên trong gia đình rất phấn khởi, cảm ơn các cấp Công đoàn đã quan tâm, giúp đỡ gia đình. Đây cũng là động lực rất lớn để tôi yên tâm công tác, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Từ nguồn hỗ trợ của Quỹ “Mái ấm công đoàn” đã giúp nhiều gia đình ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn ổn định chỗ ở, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đóng góp công sức xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Dưới sự quan tâm, chăm lo của các cấp Công đoàn trong huyện, đời sống vật chất và tinh thần của ĐV Công đoàn ngày càng được nâng lên. ĐV, NLĐ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tích cực triển khai, thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án của T.Ư, của tỉnh, huyện, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Bài, ảnh: YÊN HOA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Sở Tư pháp thăm và làm việc tại châu Văn Sơn, Trung Quốc
BHG - Nhận lời mời của Cục Tư pháp châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong 2 ngày 14-15.9, đoàn đại biểu hữu nghị Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã có chuyến công tác đến châu Văn Sơn để hội đàm triển khai hợp tác công tác hành chính tư pháp. Đoàn công tác do đồng chí Trương Huy Huân, Giám đốc Sở Tư pháp làm trưởng đoàn.
15/09/2023
Đảng dẫn lối dân đi: Kỳ II - “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
BHG - Nghị quyết 27 của BCH Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống tạo “làn gió mới” trong đời sống đồng bào các dân tộc ở Hà Giang. Tinh thần nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện Nghị quyết 27 chính là “chìa khóa” để không chỉ phát huy hiệu quả các hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực, sức mạnh trong nhân dân để đầu tư sản xuất, phát triển KT – XH, giảm nghèo bền vững mà còn kịp thời phát hiện, biểu dương những điển hình tốt; phê phán, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc…
15/09/2023
Đảng dẫn lối dân đi. Kỳ I: Cuộc “cách mạng” thay đổi tư duy
BHG - Nhận diện rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói, nghèo bủa vây miền đá biên cương, ngày 1.5.2022, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 27 về “Xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 27). Chỉ sau hơn 1 năm nghị quyết “thấm” vào cuộc sống, “ánh sáng” soi đường của Đảng như một “làn giói mới” giúp xua tan đêm trường đói, nghèo để dẫn lối đồng bào xây dựng cuộc sống ấm no.
14/09/2023
“4 cùng” xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào dân tộc Mông nơi cực Bắc. Kỳ cuối: Cuộc sống mới trên bản Mông
BHG - Bản tôi, ngày trước cứ có đám tang là mọi người trong thôn lại vui mừng, soạn quần áo đẹp vì sắp được ăn cỗ to; nhưng với những gia đình có đám thì đó lại là sự mất mát và cũng là nỗi lo. Lo tiền, vay ở đâu? Làm sao để có được đầu trâu, dê… cúng lễ. Bởi vậy sau mỗi đám tang với những hộ cận nghèo như gia đình tôi thì còn phải gánh theo một khoản nợ rất lớn, làm cái nghèo thêm đeo bám. Câu chuyện đó không chỉ của gia đình bác Vàng Mí Sình, thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) mà đó còn là những hệ lụy của các hủ tục đã tồn tại từ lâu, làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế cho người dân.
12/09/2023