Những người giữ rừng biên giới ở Đồng Văn

08:35, 14/04/2021

BHG - Những dấu chân âm thầm của những người gác rừng đã in hằn trong từng ngóc ngách của núi rừng biên cương, nơi miền đá xám khắc nghiệt. Sự hy sinh thầm lặng của các anh góp phần quan trọng tạo chỗ dựa vững chắc trong công tác bảo vệ rừng vùng biên giới.

 Anh Củng Phủ Suẩn (bên trái) tuyên truyền lợi ích của rừng mang lại, cho hộ dân thôn Sán Trồ, xã Phố Là.
Anh Củng Phủ Suẩn (bên trái) tuyên truyền lợi ích của rừng mang lại, cho hộ dân thôn Sán Trồ, xã Phố Là.

Đồng Văn là 1 trong những huyện có diện tích rừng biên giới lớn, để quản lý và bảo vệ tốt diện tích này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành chức năng như: Kiểm lâm, biên phòng, công an… Bên cạnh đó, còn có những cá nhân thường xuyên nắm bắt địa bàn, trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức về quyền lợi, tác dụng thiết thực mà rừng mang lại. Trong đó, nổi bật phải nhắc đến anh Củng Phủ Suẩn, thôn Chúng Trải, xã Phố Là đã tham gia tình nguyện bảo vệ rừng vùng biên được 20 năm, anh luôn quan tâm đến đời sống của bà con nơi đây; thường  xuyên xuống từng nhà dân tuyên truyền, vận động bằng tiếng địa phương về lợi ích thiết thực mà rừng đem lại như: Bảo vệ bầu khí quyển, hệ sinh thái, giữ đất không bị xói mòn…Để nhân dân trong xã tin tưởng nghe theo, anh nảy ra sáng kiến kêu gọi những hộ dân ở sát biên giới, lập ra tổ tự quản rừng, thường xuyên lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hiệu quả; các thành viên trong tổ thay nhau tuần tra, gác trực tại khu vực quan trọng để theo dõi, quan sát những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết trong mùa hanh khô gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con. Ngoài ra, không để lâm tặc khai thác gỗ lậu. Anh Suẩn được đồng bào yêu quý và trân trọng từ những đóng góp lớn lao cho công tác bảo vệ rừng vùng biên. Anh chia sẻ: Anh em trong tổ luân phiên tuần tra từ 4 giờ sáng đến 17 giờ chiều hôm sau mới hết được các vị trí quan trọng. Công việc đòi hỏi phải kiên trì, không ngại gian khó, cống hiến bằng lòng nhiệt huyết. Tôi cùng các anh em trong tổ thường xuyên nhận được những lời động viên, ngợi khen của lực lượng kiểm lâm, cấp ủy và chính quyền địa phương. Để tăng thêm sự an toàn cho rừng vành đai biên giới, tôi luôn cố gắng đi đầu làm gương; luôn vững tâm trước mọi gian nguy, cống hiến hết mình bảo vệ rừng, giúp đồng bào yên tâm lao động, sản xuất vươn lên phát triển kinh tế. Thời gian tới, sẽ truyền đạt những lợi ích của rừng vào giảng dạy tại nhà trường,hình thành ý thức biết chăm sóc, bảo vệ rừng vùng biên. 

Anh Hoàng Văn Lùng, khu 2, thị trấn Phố Bảng cũng là 1 trong những tấm gương sáng trong công tác bảo vệ rừng vùng biên, từ năm 2010 đã tình nguyện tham gia bảo vệ rừng biên giới. Không phải ai cũng đủ chí khí, yêu rừng như anh; chim, sóc ở khu vực nào trong rừng đặc dụng anh đều nắm rõ trong bàn tay, những vách núi tai mèo luôn in hằn dấu chân hàng ngày của anh. Trong quá trình đi tuần, nhiều khó khăn ập đến bất ngờ không lường trước được như rắn, rết, vắt cắn hay bị trượt chân ngã vào những ngày mưa bão là điều bình thường. Anh Lùng tâm sự: Rừng giáp biên rất nhiều cây gỗ quý như Kháo, Dẻ, Sồi… Tôi luôn kiểm tra kỹ lưỡng những địa điểm có thực vật hiếm trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới cần được gìn giữ và bảo vệ. Lâm tặc vùng biên giới hoành hành vào những giờ cao điểm, nhất là về đêm, với nhiều dụng cụ hiện đại; với phương châm “Không để lâm tặc khai thác gỗ trộm, không để gỗ quý rời khỏi vùng biên” tôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra và thông báo diễn biến cho các lực lượng chức năng. Nhờ sự đồng lòng cùng quyết tâm bảo vệ rừng biên giới của bà con, đã tiếp thêm sức mạnh, giúp tôi vững tin bước tiếp những hành trình bảo vệ miền biên viễn của Tổ quốc.

Những tấm gương trong bảo vệ rừng biên giới, tạo nguồn tin quan trọng cho công tác phòng, chống các tệ nạn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, các anh trở thành chỗ dựa vững chắc trong lòng mỗi người dân giáp biên. Công lao của các anh trở thành gương sáng để thế hệ trẻ noi theo và học tập. Bảo vệ rừng vành đai biên giới - lá phổi xanh, lá chắn thép chiến lược quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi cá nhân.

Bài, ảnh: Đức Ninh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngôi trường trên rẻo cao Xín Mần

BHG - Trường Tiểu học xã biên giới Xín Mần (Xín Mần) quanh năm sương mù bao phủ; đường đến trường nhiều gian nan. Nhưng từ hàng ngày thầy và trò nơi đây vẫn cần mẫn đến trường, nỗ lực vượt khó để đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập.

13/04/2021
Viết tiếp truyền thống Anh hùng Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân

BHG - Những ngày đầu tháng 4 này, những người làm Báo Hà Giang có chung niềm vui kỷ niệm 57 năm ngày ra số báo Báo Hà Giang đầu tiên, 13.4.1964 - 13.4.2021. Song trùng ngày đó cũng là kỷ niệm 55 năm, ngày thành lập Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân (13.4.1966- 13.4.2021). 

12/04/2021
Hiệu quả Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau

BHG - Trải qua hơn 6 năm thành lập và phát triển, đến nay, mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau đã khẳng định là mô hình đa chức năng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng nghìn người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh.

12/04/2021
Nâng cao chất lượng xử lý chất thải rắn ở nông thôn

BHG - Quản lý chất thải rắn ở nông thôn không chỉ góp phần vào giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của người dân trong việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, bảo vệ môi trường mà còn góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường trong xây dựng Nông thôn mới.

11/04/2021