Mai một trò chơi dân gian của trẻ em

10:29, 11/01/2021

BHG - Trong thời buổi công nghệ ngày nay, đã ảnh hưởng đến sự tiếp cận các trò chơi dân gian (TCDG) giàu bản sắc văn hóa và có tính giáo dục cao dành cho các em nhỏ. Trước kia, trẻ em từ thành thị đến những thôn, bản xa xôi đều biết những trò chơi truyền thống của người Việt; nhưng giờ đây các trò chơi điện tử, mạng xã hội, điện thoại thông minh… là những thứ gắn liền với tuổi thơ của các em.

Chơi ô ăn quan.
Chơi ô ăn quan.

TCDG là một trong những kho tàng của di sản văn hóa, mang tính chất vận động tinh thần xuất phát từ lao động sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi ấy hầu hết đều bắt nguồn, gắn kết với các bài đồng giao, những câu vè, hay những câu văn vần rất hay và độc đáo. TCDG đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam ở nhiều vùng, miền khác nhau trên đất nước, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương. Các TCDG tạo sự gắn kết, hòa nhập, gần gũi với nhau hơn; không chỉ đơn thuần là trò tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, trong nhịp sống của xã hội hiện đại, các bậc cha, mẹ luôn tập trung dành nhiều thời gian cho công việc, ít còn thời gian để dạy các con những trò chơi truyền thống, nhiều bản sắc ấy. Bên cạnh đó, khi xã hội ngày càng phát triển, mở mang và tiếp nhận nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại mỗi ngày một tăng cao, thì dường như TCDG đã không còn chỗ đứng trong tâm hồn trẻ. Việc không được biết, được chơi là sự thiệt thòi lớn đối với các em. Qua tìm hiểu, các em đều háo hức, thích thú, được sống thật với tuổi thơ, với khả năng và tâm hồn trong sáng của mình. Thông qua các trò chơi giúp nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu, giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc cho các thế hệ.

Nhảy lò cò.
Nhảy lò cò.

Sự du nhập của công nghệ, đặc biệt là trò chơi điện tử, trẻ em ngày nay thiếu chỗ chơi đùa, thiếu các giá trị văn hóa sinh động. Thực tế cho thấy, các TCDG như: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, ô ăn quan, nu na nu nống, nhảy lò cò… Nhiều năm qua trở lên xa lạ, thậm chí không còn được nhiều em nhỏ từ thành thị đến nông thôn biết đến. Thay vào đó, các em bị cuốn vào các game giải trí hiện đại. Đáng ngại là sự tràn lan của nhiều trò chơi mang tính bạo lực, xa lạ với bản chất nhân văn, nhân hậu của người Việt. Tạo cho trẻ thói quen tự cô lập mình trong thế giới của công nghệ hoặc nguy hại hơn các em mắc bệnh hoang tưởng, không làm chủ được bản thân dẫn đến hành động xấu như: Đánh nhau, xúc phạm người lớn, bỏ học… Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi trẻ em lớn lên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Những năm gần đây, các trường học đã đưa TCDG vào dạy học nhằm giữ gìn văn hóa đặc sắc, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Đặc biệt, dưới tác động của đô thị hóa, không gian vui chơi bị thu hẹp. Mỗi TCDG mang sắc thái riêng, phù hợp với sở thích, tính cách khác nhau của mỗi em; thể hiện văn hóa độc đáo giàu bản sắc, không chỉ giúp trẻ nhỏ tư duy, khéo léo, rèn luyện sức khỏe mà còn là bài học giúp trẻ hiểu biết và thêm yêu nền văn hóa dân tộc. Đáng tiếc rằng, sự phát triển của công nghệ làm trẻ bị mê mẩn, ảnh hưởng đến sự khám phá, tìm tòi những giá trị truyền thống từ ngàn xưa; ngoài ra, các em còn phải học thêm nhiều, có ít thời gian chơi.

Chị Linh Diệu Hương, tổ 7, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) chia sẻ: Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là các trò chơi điện tử, các con ngày nay thiếu chỗ vui chơi lành mạnh, thiếu các giá trị tinh thần cũng như các giá trị văn hóa sinh động ngày càng mai một. TCDG dần trở lên xa lạ với các con; không chỉ riêng ở thành phố mà cả các thôn, bản vùng cao xa xôi cũng khó lòng biết được.

Những TCDG của trẻ em cần được giữ gìn, phát huy, bảo tồn không chỉ trong giảng dạy ở nhà trường mà nên phổ biến, tổ chức cho các em được tiếp cận, vui chơi. Bác Hồ từng căn dặn “Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” tâm hồn của các em như trang giấy trắng, những gì các em học được trong những năm tháng tuổi thơ góp phần nuôi dưỡng, hình thành nên nhân cách cho tương lai.

Bài, ảnh: ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vaccine Covid-19 Trung Quốc đầu tiên được phê duyệt

Giới chức Trung Quốc hôm nay phê duyệt vaccine Covid-19 do Sinopharm và Viện Sinh phẩm Quốc gia phát triển. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên của nước này được chính thức phê duyệt. Vaccine dự kiến cung cấp miễn phí cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Trước đó, vaccine đã được chấp thuận sử dụng khẩn cấp cho nhóm có rủi ro nhiễm nCoV cao.

31/12/2020
Nhà mới, đời sống đổi thay ở Chí Cà

BHG - Những ngày cuối năm, chúng tôi đến xã Chí Cà, một trong 4 xã biên giới của huyện Xín Mần để ghi nhận niềm vui khi sống trong những ngôi nhà được hỗ trợ từ Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, CCB nghèo, hộ nghèo. Dù còn nhiều khó khăn, những năm qua cùng với sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân, xã đã thực hiện tốt các tiêu chí, quân - dân phối hợp bảo vệ đường biên...

11/01/2021
Trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo xã Pả Vi

BHG - Sáng 9.1, đồng chí Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thôn Ha Súng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Cùng đi có đồng chí Vương Ngọc Hà, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc; đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương.

 

10/01/2021
Rét đậm rét hại, các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn đã xuất hiện băng giá, tuyết

BHG - Do ảnh hưởng không khí lanh, trong đêm 7 và rạng 8.1, tại tỉnh có một số địa phương đã xuất hiện băng giá và tuyết. Theo đó, tại các địa bàn một số xã như Ma Lé, Phố Cáo, thị trấn Phó Bảng của các huyện Đồng Văn, xã Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ của Mèo Vạc… đã xuất hiện băng giá và tuyết.

08/01/2021