Xây dựng đời sống văn hóa ở Xín Mần
HGĐT- Nằm ở phía Tây của tỉnh, Xín Mần có địa hình núi dốc, chia cắt phức tạp, kết cấu địa chất yếu rất dễ xảy ra sạt lở, lũ quét trong các mùa mưa và chịu ảnh hưởng khá nặng nề của áp thấp nóng phía Tây, khí hậu thường khô hanh vào mùa Thu, Đông, kéo dài sang mùa Xuân.
Nhiều năm Xín Mần được xếp vào huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang và là huyện được Chính phủ hỗ trợ theo Nghị quyết 30a Cp để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển bền vững, giảm nghèo nhanh.
Mặc dù khó khăn nhiều hơn thuận lợi để xây dựng và phát triển, nhưng Xín Mần đã có nhiều cách làm sáng tạo huy động được nguồn lực tại chỗ, thu hút được đầu tư để xây dựng... Thực tế cho thấy, sau gần 5 năm kể từ năm 2005 đến hết năm 2009, Xín Mần đã phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội, đưa tỷ lệ đói nghèo từ trên 47% năm 2005 xuống 28% năm 2009, mức giảm nghèo bình quân trên 7%/năm. Qua các năm thực hiện thi đua sản xuất, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, Xín Mần đã có 950 gương “Người tốt – Việt tốt” được khen thưởng, 2.100 hộ được nhận Giấy khen các cấp về thành tích xây dựng “Gia đình văn hóa” và cùng đó có 54 tập thể, 44 cá nhân được bình chọn xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước. Một loạt làng (150 làng)/186 và 7.023 hộ được công nhận gia đình văn hóa làng văn hóa... Anh Hoàng Tiến Chủ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Xín Mần cho hay: Cốt lõi để xây dựng đời sống mới mà Xín Mần đặt lên trên hết là: Kinh tế phát triển đáp ứng trình độ sản xuất mới có KHKT và đời sống ở khu dân cư: Đoàn kết, xanh, sạch, đẹp, có tình có nghĩa. Và sự thật trong nhiều năm gần đây nền sản xuất của đồng bào Xín Mần đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Ngoài đảm bảo an ninh lương thực ra Xín Mần đã có các sản phẩm hàng hóa được thị trường công nhận. Năm 2009, sản lượng lương thực toàn huyện đạt trên 34 ngàn tấn. Gạo Già Dui, nếp Quảng Nguyên, chè Chế Là, rượu Làng Táo, miến dong Gia Long, mận Nàn Ma, hồng không hạt Chế Là... là các nhãn hàng hóa được ưa dùng hiện nay. Các phong trào thi đua làm các công trình “Đại đoàn kết” đã có hàng trăm ha đất được đồng bào hiến tặng để mở trên 428 km đường giao thông liên thôn bản. Làm 77 công trình “Đại đoàn kết” như, chợ xã cho 18/19 xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn bản, lớp học nội trú dân nuôi trị giá nhiều tỷ đồng. Qua các năm, phong trào giúp nhau xóa nhà tạm đã làm 1.910 nhà cho hộ nghèo. Riêng năm 2009, cùng sự hỗ trợ của Chính phủ theo Quyết định 167CP, Xín Mần xóa 819 nhà dột nát giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định đời sống cùng cộng đồng làm ăn, đi lên.
Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, giúp nhau xóa nghèo, đồng bào Xín Mần còn đẩy mạnh các phong trào văn hóa, thể thao để động viên lao động sản xuất. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện có 110 điểm sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể thao từ huyện xuống thôn bản. Duy trì 220 đội thể thao, trong đó có 33 đội bóng đá 140 đội bóng chuyền, 30 đội thể thao thiếu nhi. Đặc biệt đội nghệ thuật Hương Trà Miền Tây được thành lập, ra mắt năm 2009 của huyện đã tham gia nhiều đợt biểu diễn trong, ngoài tỉnh đem về nhiều giải thưởng đáng ghi nhận cho phong trào ca hát, động viên nhân dân lao động sản xuất. Hiện nay, toàn huyện có 144 trụ sở thôn bản/186 thôn, bản toàn huyện đang là nơi hội tụ, tập hợp các phong trào: Học tập, trong đổi kinh nghiệm sản xuất, xây dựng đời sống mới cho đồng bào trong các thôn bản vùng sâu, xa. Bí thư Huyện ủy Xín Mần Dương Minh Hòa cho biết: Muốn xây dựng đời sống mới thì trước hết phải xây cho được trình độ tiếp cận cách làm ăn mới, tư duy mới cho đồng bào. Bởi vậy mà Xín Mần coi trọng chuyển giao tiến bộ KHKT về cây, con “7 cây, 4 con” cho đồng bào sản xuất: Lúa lai, giống mới, ngô lai, đậu tương... ngày mở rộng cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Chăn nuôi được chú trọng: Đàn trâu vùng thấp, đàn bò vùng cao, đàn dê vùng sâu, xa. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế (gần 10.000 ha trồng mới 5 năm). Trồng thảo quả, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, trồng cây đặc sản, chế biến đặc sản, để tạo ra thương hiệu hàng tiêu dùng cạnh tranh. Và huy động tổng lực để vừa xây dựng vừa thu hút mở rộng đầu tư cho phát triển và chú trọng đào tạo “nguồn lực con người” phục vụ lại cho việc “đổi mới” cách nghĩ, cách làm, cách vận dụng thực tiễn, tao ra sức mạnh nội tại để phát triển bền vững. Coi trọng đời sống tinh thần trong dân cư sẽ tạo ra giá trị văn hóa đích thực không thể mai một, đó chính là “tránh được” sự “xâm lăng văn hóa”, góp phần tôn tạo truyền thống văn hóa Việt ngàn năm văn hiến. Đến thời điểm này, Xín Mần đang sở hữu trong tay 3 di tích văn hóa cấp quốc gia là Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Thác Tiên – Đèo Gió, Di tích Lịch sử Nàn Ma. Với 210 đội văn nghệ cơ sở 110 sân bãi thể thao có tổng diện tích trên 31 ngàn mét vuông được quy hoạch 144 điểm vui chơi cho trẻ... sẽ là những điểm nối, cấu nối, chiếc nôi, đưa và thúc đẩy các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao cho đồng bào Xín Mần xây dựng đời sống mới có kinh tế phát triển, có đời sống tinh thần trong sáng, lành mạnh và tình đoàn kết đùm bọc nhau trong khu dân cư. Gắn liền nó là phong trào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang nỗ lực học tập, noi gương, làm theo lời Bác sẽ đưa Xín Mần phát triển ngày một bền vững, tốt đẹp hơn.
Ý kiến bạn đọc