Mô hình trường Tiểu học mới giúp học sinh tự tin, hứng thú trong học tập

09:46, 30/11/2012

HGĐT- Năm học 2012 - 2013, toàn thành phố Hà Giang triển khai mô hình trường tiểu học mới (gọi tắt là VNEN). Mô hình này do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu triển khai ở các trường tiểu học trên toàn quốc từ năm 2012 đến 2015.


Mô hình này coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức; thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, trong đó chú trọng đến việc tự đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập của các em. Các môn học áp dụng phương pháp này là Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội. Đối với các môn Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật và Thể dục... chuyển thành các hoạt động giáo dục mang tính ngoại khóa.

 


Tiết học theo mô hình trường học mới tại Trường Tiểu học Minh Khai.


Đều đặn mỗi ngày, sau tiếng trống báo hiệu giờ vào học, Hội đồng tự quản các khối 2, 3 của trường Tiểu học Minh Khai (TPHG) khởi động tiết học mới bằng một bài hát tập thể hoặc trò chơi, kiểm tra bài cũ và đọc mục tiêu bài học trước khi giáo viên chủ nhiệm đến. Học sinh là đối tượng trung tâm của quá trình dạyhọc, nên Hội đồng tự quản lớp do học sinh tự bầu chọn thay vì cô giáo chủ nhiệm chỉ định đóng vai trò quyết định. Hội đồng tự quản lớp gồm một chủ tịch, hai phó chủ tịch và 6 thành viên các ban, gồm: Học tập, văn thể, quyền lợi, sức khỏe, đối ngoại, thư viện. Tiêu chí để bầu chọn phải là người học giỏi, năng động, tích cực, có khả năng giao tiếp trước đám đông. Với cách bầu chọn trên, lớp sẽ có đội ngũ tự quản uy tín, năng lực để tổ chức các hoạt động tự học, tự giáo dục theo yêu cầu của mô hình trường học mới. Phòng học được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy học sẵn có để học sinh tham khảo; 10 bước học tập để các em thực hiện; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... tạo nên một môi trường học tập mới gần gũi và rất hiệu quả. Điểm mới của mô hình trường học mới là học sinh được sắp xếp chỗ ngồi học theo nhóm (mỗi nhóm 6-8 HS tùy sĩ số của mỗi lớp).Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng. Nhóm trưởng đóng vai trò rất quan trọng, thay mặt giáo viên điều hành các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo sách hướng dẫn. Các bạn trong nhóm tự trao đổi, tìm tòi, nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa để tìm ra cách giải; khi giải xong, nhóm sẽ tiếp tục chuyển sang nghiên cứu bài tập mới. Ở giữa bàn sẽ có một thẻ “cứu trợ”, khi các em chưa hiểu hoặc chưa biết cách làm bài sẽ giơ thẻ báo hiệu để các thầy cô đến giúp đỡ.

 

Trao đổi với chúng tôi, cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Học mô hình này ngoài việc học sinh được sử dụng sách hướng dẫn học tập miễn phí, trường còn được hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học...; đội ngũ giáo viên được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới hoạt động sư phạm”...

 


              10 bước học tập trong “Mô hình trường học mới”.


Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên chương trình nội dung sách giáo khoa hiện hành cũng như chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng có thêm điểm mới là tài liệu được biên soạn lại, sắp xếp “ba trong một” gồm: Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách hướng dẫn học sinh tự học thành một tài liệu chung. Do đó, trong một quyển sách, học sinh có thể tự học, tự làm bài, giáo viên hướng dẫn trên đó và cả phụ huynh cũng có thể sử dụng để hướng dẫn con em mình. Tài liệu được phát miễn phí cho tất cả các em học sinh gồm: Một bài học theo thiết kế của mô hình VNEN có ba hoạt động: Đó là hoạt động cơ bản (học sinh tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức mới); hoạt động thực hành (áp dụng kiến thức đã học vào bài tập) và hoạt động ứng dụng (học sinh hiểu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống).

 

Là giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy phương pháp học tập mới cho các em học sinh lớp 2A3, cô Hoàng Thị Thu cho biết: “Tôi thấy đây là một mô hình rất hay, với cách học này, các em không còn ỷ lại vào giáo viên, đặc biệt là các em phát triển khá đồng đều vì em nào cũng có sự tương tác với nhau khi học nên có thể phát huy hết vai trò cũng như khả năng của mình …”.

 

Mô hình này ngoài việc giúp các em học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức thông qua các hoạt động theo nhóm, theo cặp thì học sinh còn được kích thích sự sáng tạo, rèn luyện tính độc lập và sự tự tin trong mọi hoạt động.

 

Em Hoàng Ngân Hà, học sinh lớp 3A2 phấn khởi cho biết: “Được tham gia học mô hình này em rất thích, vì chúng em được tự mình khám phá kiến thức mới, được chủ động chiếm lĩnh kiến thức qua các môn học và nói lên chính kiến của mình”. Còn em Ngô Thu Hằng, học sinh lớp 2A1 chia sẻ: “Trước đây em rất nhút nhát, nhưng khi tham gia học nhóm em đã mạnh dạn và tự tin hơn trong các hoạt động học tập”.

 

Qua 3 tháng thực hiện mô hình trường tiểu học mới, bước đầu giúp học sinh thêm tự tin, tạo sự hứng thú trong các giờ học. Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các trường, hy vọng mô hình trường học mới sẽ có bước phát triển tích cực và bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh.


THANH THỦY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị HSSV trường Cao đẳng Sư phạm
HGĐT- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2012 – 2013. Đánh giá kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm trong công tác HSSV năm học 2011 - 2012, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm học tiếp theo.
30/10/2012
Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc - hiểu văn bản nghị luận ở trường THCS
HGĐT- Gần đây, những người quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thường đề cập tới dạy học tích cực. Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học trong đó bao gồm việc sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong dạy học tích cực có một hệ thống các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
29/09/2012
Nâng cao chất lượng quản lý GD&ĐT bậc Mầm non
HGĐT- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bậc học mầm non có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...Thành phố Hà Giang đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về chất lượng lượng GD&ĐT trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay ở bậc học mầm non”.
27/09/2012
Trường Cao đẳng Sư phạm chú trọng giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên
HGĐT- Hiện nay, nhận thức của đại đa số thanh niên về pháp luật là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa hiểu biết về lĩnh vực này và trong một số trường hợp, kể cả biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cho nên, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết và cấp thiết.
24/11/2012