Tăng cường nhận thức tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao phía Bắc

08:05, 22/11/2012

HGĐT- Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do địa hình phức tạp, bà con thường cư trú ở vùng núi cao, đi lại khó khăn nên trẻ em và cả người lớn chỉ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (không phải tiếng Việt).



Chăm sóc trẻ tại điểm trường Mầm non thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì. Ảnh: Khánh Toàn

Cũng chính từ đây, khó khăn đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh là dạy tiếng Việt cho trẻ có vốn ngôn ngữ cần thiết để vào học phổ thông, có thể tiếp thu được vốn tri thức nhân loại cũng như có thể tiếp nhận được chương trình tiểu học là nhiệm vụ cốt yếu của giáo dục mầm non nói chung và của các trẻ em vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Từ những thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục mầm non, UBND tỉnh Quyết định phê duyệt thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường nhận thức tiếng Việt trong chương trình giáo dục mầm non các huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang” do Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, đồng chí Triệu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở trực tiếp thực hiện và triển khai dưới. Mục tiêu cụ thể của Đề tài là nghiên cứu các nguyên nhân chính làm hạn chế đến việc giao tiếp và hiểu biết tiếng Việt và đề xuất giải pháp phù hợp để hướng dẫn thực hiện chương trình nhằm nâng cao nhận thức tiếng Việt của trẻ mẫu giáo một số vùng dân tộc thiểu số của Hà Giang (đối tượng là các dân tộc: Mông, Dao và Cờ Lao).


Trong hơn hai năm thực hiện Đề tài (từ năm 2010 đến năm 2011), Ban chủ nhiệm Đề tài tổ chức thực hiện các nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung mà mục tiêu ban đầu của Đề tài đã đặt ra; xây dựng, biên soạn chuyên đề hướng dẫn thực hiện chương trình dạy trẻ tuổi mẫu giáo phù hợp cho ba vùng dân tộc thiểu số (dân tộc Mông, Dao, Cờ lao) ở bốn huyện phía bắc của tỉnh; trực tiếp tiến hành triển khai thử nghiệm hướng dẫn thực hiện chương trình mới ở 12 điểm trường cấp xã với 24 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy theo chương trình, trong đó chú trọng đến các vấn đề cơ bản như các yếutố ảnh hưởng đến khả năng nghe, nói và hiểu tiếng việt của trẻ dân tộc thiểu số cùng với mục đích yêu cầu và nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức tiếng việt cho trẻ. Bên cạnh đó, Đề tài cũng đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện chương trình mới, tổ chức hội thảo, điều chỉnh để hoàn thiện bộ tài liệu dành cho các em người dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Cờ Lao) tại bốn huyện vùng cao phía Bắc...Song song với việc hoàn thiện và cung cấp cho đội ngũ giáo viên bộ tài liệu trên trong quá trình giảng dạy, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng chú trọng đến các công tác: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của nội dung Đề tài cần hướng tới. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo các huyện có các điểm trường tham gia triển khai Đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên được học tiếng dân tộc để có thể hiểu trẻ trong quá trình giáo dục trẻ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giáo viên điều chỉnh để hoàn thiện thiết kế giờ dạy, tổ chức thao giảng, dự giờ...để thực hiện chương trình thử nghiệm một cách có hiệu quả nhất.


Qua thực hiện, Đề tài đã thu được những kết quả khả quan. Đối với trẻ (tăng cường được khả năng nhận thức, tiếp thu hiệu quả nội dung các kiến thức bằng tiếng Việt. Làm quen nhanh với môi trường học tập ở trường, lớp; Tham gia học đầy đủ chương trình giáo dục mầm non...). Đối với đội ngũ giáo viên (giáo viên được tập huấn, nâng cao năng lực cũng như chất lượng dạy học). Đối với cán bộ quản lý chuyên môn (nâng cao khả năng tổ chức, nghiên cứu, điều hành, lãnh đạo và sáng tạo trong công việc). Bên cạnh đó giúp phụ huynh và cộng đồng tạo được niềm tin phấn khởi trước hiệu quả nhận thức của con em mình, giúp trẻ có thêm sự tự tin khi đến trường để được giao tiếp và học tập, chuẩn bị tốt tâm thế khi bước chân vào bậc học phổ thông một cách tự tin và vững vàng.


Đề tài được Hội đồng Khoa học tỉnh nghiệm thu, đánh giá đạt loại khá bởicó tính thực tiễn, tính mới, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được những khó khăn của giáo dục tỉnh ta hiện nay. Thiết thực về mặt khoa học và về mặt xã hội, góp phần triển khai thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ về giáo dục mầm non, thể hiện được rõ quyết tâm của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức đối với các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của tổ quốc, chú trọng chăm lo đến sự phát triển văn hóa, nâng cao dân trí của mỗi dân tộc, xóa dần khoảng cách giữa miền núi và thành thị.


Những kết quả nổi bật của Đề tài cũng là thành công của Ban chủ nhiệm trong quá trình mạnh dạn đề xuất, tích cực triển khai và thực hiện chương trình ý nghĩa, thiết thực nhằm tăng cường nhận thức tiếng việt cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang, giúp các em có được sự tự tin trên con đường tiếp thu, lĩnh hội tri thức, hòa nhập cộng đồng, mạnh dạn trong học tập, lao động, trưởng thành hướng tới làm giàu và xây dựng cho quê hương, đất nước.


DIỄM KHÁNH (Phòng Quản lý Chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị HSSV trường Cao đẳng Sư phạm
HGĐT- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2012 – 2013. Đánh giá kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm trong công tác HSSV năm học 2011 - 2012, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm học tiếp theo.
30/10/2012
Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc - hiểu văn bản nghị luận ở trường THCS
HGĐT- Gần đây, những người quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thường đề cập tới dạy học tích cực. Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học trong đó bao gồm việc sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong dạy học tích cực có một hệ thống các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
29/09/2012
Nâng cao chất lượng quản lý GD&ĐT bậc Mầm non
HGĐT- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bậc học mầm non có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...Thành phố Hà Giang đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về chất lượng lượng GD&ĐT trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay ở bậc học mầm non”.
27/09/2012
Ấn tượng từ một Chương trình ngoại khóa ở trường THCS Minh Khai
HGĐT- Trường THCS Minh Khai được coi là một trong những “lá cờ đầu” trong hệ thống các trường THCS của thành phố Hà Giang với bề dày thành tích qua các năm học. Để có được kết quả nổi bật đó, ngoài việc không ngừng đổi mới công tác giảng dạy, phát huy năng lực của giáo viên, phát động các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập, còn có sự “góp sức” của các chương trình
23/10/2012