Trường Cao đẳng Sư phạm chú trọng giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên

09:44, 24/11/2012

HGĐT- Hiện nay, nhận thức của đại đa số thanh niên về pháp luật là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa hiểu biết về lĩnh vực này và trong một số trường hợp, kể cả biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cho nên, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết và cấp thiết.


Học sinh, sinh viên là lứa tuổi chưa có sự  phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý và nhận thức, đây là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, đúng với câu nói “ăn chưa no, lo chưa tới”. Các em thích thể  hiện “cái tôi”, thích làm những việc khác người hoặc quá mức bình thường như là một cách để tự khẳng định mình đã là người lớn. Các em thường thiếu vốn sống và hiểu biết xã hội, khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo, xúi giục hoặc a dua làm những việc trái pháp luật, các em vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của các hành vi vi phạm pháp luật.

 

Nguyên nhân trực tiếp vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên là do thiếu hiểu biết về pháp luật. Còn sâu xa hơn là do ý thức rèn luyện kém. Thiếu lý tưởng sống làm cho một bộ phận học sinh, sinh viên không xác định được cho mình mục đích sống đúng đắn dẫn đến vi phạm pháp luật. Lối sống đua đòi ăn chơi, cờ bạc, rượu chè, ma túy... đã bắt đầu len lỏi, xâm nhập vào đối tượng học sinh, sinh viên. Tất cả những vấn đề trên đang trở nên bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của nhà trường trong nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự quan tâm thực sự của Nhà trường, Đoàn TN, Hội sinh viên và các tổ chức xã hội, cần phải tăng cường giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên kịp thời. Việc giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên nhằm định hướng cho các em rèn luyện, nâng cao nhận thức pháp luật, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật và các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong đời sống xã hội, sống có trách nhiệm với bản thân, giúp các em lập thân, lập nghiệp, xứng đáng là “rường cột của nước nhà”, hướng các em đến cái chân - thiện - mỹ.

 

Nhận thức một cách sâu sắc vai trò của công tác giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên là vấn đề then chốt, nên trong những năm qua, Đảng bộ, Ban giám hiệu, Đoàn TN, Hội sinh viên và các tổ chức xã hội của trường CĐSP đã và đang xúc tiến rất nhiều các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên với nội dung rất phong phú, gần gũi, hiệu quả và phù hợp. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập các môn học pháp luật, pháp luật đại cương, tổ chức tuyên truyền các nội quy, quy chế của nhà trường cho học sinh, sinh viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện đề án 1928 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2011-2015.

 

Để công tác giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, thiết nghĩ cần phải xác định giáo dục pháp luật là trách nhiệm của Nhà trường; nghiên cứu, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật; xác định vai trò của gia đình thực sự là “tế bào của xã hội”. Vì thế, cần chủ động phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong việc định hướng, giáo dục pháp luật cho HS,SV là rất cần thiết.

 

Giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho học sinh, sinh viên hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết, công việc này khó khăn và đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhà trường và toàn xã hội giúp cho các em có nhận thức đúng trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội./.


NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC (Trường CĐSP Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị HSSV trường Cao đẳng Sư phạm
HGĐT- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2012 – 2013. Đánh giá kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm trong công tác HSSV năm học 2011 - 2012, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm học tiếp theo.
30/10/2012
Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc - hiểu văn bản nghị luận ở trường THCS
HGĐT- Gần đây, những người quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thường đề cập tới dạy học tích cực. Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học trong đó bao gồm việc sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong dạy học tích cực có một hệ thống các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
29/09/2012
Nâng cao chất lượng quản lý GD&ĐT bậc Mầm non
HGĐT- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bậc học mầm non có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...Thành phố Hà Giang đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về chất lượng lượng GD&ĐT trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay ở bậc học mầm non”.
27/09/2012
Ấn tượng từ một Chương trình ngoại khóa ở trường THCS Minh Khai
HGĐT- Trường THCS Minh Khai được coi là một trong những “lá cờ đầu” trong hệ thống các trường THCS của thành phố Hà Giang với bề dày thành tích qua các năm học. Để có được kết quả nổi bật đó, ngoài việc không ngừng đổi mới công tác giảng dạy, phát huy năng lực của giáo viên, phát động các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập, còn có sự “góp sức” của các chương trình
23/10/2012