Phát huy nền tảng tinh thần của xã hội

10:24, 22/05/2024

BHG - Văn hóa (VH) là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, nguồn lực, động lực nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN và hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, tỉnh đang quan tâm phát triển hài hòa giữa VH với chính trị, kinh tế, xã hội, xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện.

Hà Giang là địa phương có lịch sử lâu đời, địa bàn sinh sống của 19 dân tộc với nhiều giá trị VH độc đáo, đa dạng, bản sắc. Cụ thể hóa các chủ trương của T.Ư về phát triển VH, đồng thời nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của VH đối với sự phát triển của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặc biệt nhấn mạnh: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện”, nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển VH được ban hành và đi vào cuộc sống đã thể hiện đồng bộ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển nhằm khơi dậy và phát huy tối đa ý chí tự cường, khát vọng vươn lên, quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang phát triển nhanh và bền vững.

Học sinh Trường THCS Bằng Lang (Quang Bình) học hát Then, đàn Tính.
Học sinh Trường THCS Bằng Lang (Quang Bình) học hát Then, đàn Tính.

Đến nay, tỉnh đã nhận diện được 131 di sản VH vật thể, 446 di sản VH phi vật thể, trong đó có 31 di tích và danh thắng cấp quốc gia, 30 di tích và danh thắng cấp tỉnh. Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn xuất sắc vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ III. Toàn tỉnh có 74,2% “Gia đình văn hóa”, 68% “Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”, trên 330 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn VH. 100% thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước thực hiện nếp sống VH. Các thiết chế VH ở cơ sở được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện; công tác tuyên truyền, cổ động, biểu diễn nghệ thuật được chú trọng; các làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết, trang phục, phong tục truyền thống, kiến trúc nhà ở, lễ hội được phục dựng, bảo tồn; nhiều hủ tục bị xóa bỏ; các di tích lịch sử VH được tu bổ, tôn tạo. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.

Bên cạnh kết quả nổi bật trên, công tác phát triển VH còn gặp nhiều thách thức, trong đó, nguồn lực đầu tư cho phát triển VH hạn chế; công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản VH, phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc chưa đồng bộ; kiến trúc, ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, VH truyền thống một số dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một; chỉ số phát triển con người của Hà Giang nằm trong nhóm thấp của cả nước; thiết chế VH ở cơ sở chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác VH thiếu cả về số lượng và chất lượng; quảng bá, giới thiệu giá trị, sản phẩm VH của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng.

Nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển VH theo tinh thần, quan điểm Nghị quyết số 33 của BCH T.Ư Đảng, BCH Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển VH, con người Hà Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giai đoạn 2024 - 2030 với mục tiêu: Xây dựng và phát triển VH đi đôi với đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về KT - XH, đảm bảo QP - AN; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; xây dựng môi trường VH lành mạnh; xây dựng con người Hà Giang có nhân cách, gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; đầu tư nguồn lực phát triển toàn diện VH; bảo tồn, phát huy các giá trị VH truyền thống gắn với xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu tạo ra các sản phẩm VH, du lịch đặc trưng mang đậm bản sắc VH Hà Giang; tăng cường quảng bá, hợp tác, giao lưu quốc tế về VH; nâng chỉ số phát triển con người Hà Giang đạt mức trung bình so với cả nước.

Bài, ảnh: Kiều Phương Thảo (Lớp Báo mạng điện tử CLC K41, Học viện Báo chí và tuyên truyền)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mó nước - mạch nguồn văn hóa thôn Tha
BHG - Làng Văn hóa du lịch thôn Tha, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) nằm cách trung tâm thành phố 5 km là bản người Tày lâu đời còn giữ được những nét riêng, đậm đà bản sắc văn hóa. Nơi đây được trời phú cho một dòng suối, tách ra nhiều mạch nguồn từ đỉnh Tây Côn Lĩnh chảy về giúp bà con trồng lúa nước hai vụ/năm, lại có sông Lô ở phía tả ngạn giúp bà con có thêm nghề chài lưới.
21/05/2024
Những cánh hoa của tuổi học trò
BHG - Nhiều người trong số chúng ta chắc đã từng nghe qua câu hát “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mùa hè là mùa của một màu hoa rực rỡ - hoa phượng, sắc hoa hòa trong cái nắng chói chang, rát bỏng xen trong tiếng ve inh tai. Đó cũng là mùa chia ly của tuổi học trò đầy lưu luyến.
20/05/2024
Người Mông Lùng Hẩu gìn giữ nghề đan quẩy tấu
BHG - Xã Thái An (Quản Bạ) không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của núi non hùng vĩ, những căn nhà trình tường e ấp bên sườn núi; mà còn có hình ảnh những chàng trai người Mông ngồi bên hiên nhà thoăn thoắt đôi tay đan lát tạo nên những chiếc quẩy tấu đẹp mắt. Nghề đan quẩy tấu không chỉ góp phần giữ gìn nghề truyền thống độc đáo và còn tạo sinh kế giúp bà con nâng cao thu nhập.
19/05/2024
Lễ hội truyền thống góp phần giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước
BHG - Đồng Văn là địa phương có 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng. Trong đó, lễ hội truyền thống là một phần không thể thiếu, phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá. Ngày nay, trước sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ, các lễ hội truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, thể hiện hồn cốt của dân tộc; đồng thời còn là “giáo án” vô giá góp phần giáo dục thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ hiểu, gìn giữ, phát huy và quảng bá, đưa văn hóa truyền thống vươn xa.
17/05/2024