Đẹp hút hồn mùa hoa gạo rực đỏ núi rừng Hà Giang

11:37, 14/03/2023

Tháng 3 về, trên vùng núi đá Hà Giang, mùa hoa gạo khoe sắc đỏ rực một góc trời, khiến lòng người thổn thức, xuyến xao.

Tháng 3 về, trên cành cây gạo khẳng khiu, trơ trụi lá bỗng xuất hiện những nụ hoa chúm chím, rồi bung nở nhuộm đỏ một góc trời. Vùng núi đá Hà Giang, mùa hoa gạo khoe sắc khiến lòng người thổn thức, xuyến xao.

Hoa gạo rực đỏ những ngày tháng 3 ở Hà Giang.
Hoa gạo rực đỏ những ngày tháng 3 ở Hà Giang.

Không ai rõ cây hoa gạo có trên đất Hà Giang từ khi nào và đồng bào vẫn gọi loài cây này bằng một cái tên rất đậm chất núi rừng, hoa mộc miên. Thời điểm cuối tháng 2, khi những cây đào muộn bắt đầu tàn thì hoa gạo sẽ bung nở.

Từ TP Hà Giang đi theo Quốc lộ 4C lên với 4 huyện vùng cao núi đá (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) sẽ dễ dàng bắt gặp những cây hoa gạo mọc ven đường.
Từ TP Hà Giang đi theo Quốc lộ 4C lên với 4 huyện vùng cao núi đá (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) sẽ dễ dàng bắt gặp những cây hoa gạo mọc ven đường.
Loài cây này còn được thấy trên các triền núi, nương ngô của đồng bào dân tộc. Chúng mọc xen lẫn núi đá, rễ bám đá mà mạnh mẽ vươn lên.
Loài cây này còn được thấy trên các triền núi, nương ngô của đồng bào dân tộc. Chúng mọc xen lẫn núi đá, rễ bám đá mà mạnh mẽ vươn lên.
Trên đoạn đường từ xã Cán Tỷ đến xã Đông Hà của huyện Quản Bạ, bằng một cách nào đó những cây hoa gạo mọc thẳng tắp dọc triền sông Miện. Màu đỏ rực của hoa kết hợp với màu xanh của nước, xanh của cây rừng đã tạo thành một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.
Trên đoạn đường từ xã Cán Tỷ đến xã Đông Hà của huyện Quản Bạ, bằng một cách nào đó những cây hoa gạo mọc thẳng tắp dọc triền sông Miện. Màu đỏ rực của hoa kết hợp với màu xanh của nước, xanh của cây rừng đã tạo thành một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.
Hoa gạo còn có tên gọi khác là mộc miên hay pơ lang theo cách gọi của người dân vùng cao. Nhắc đến hoa gạo, người ta thường liên tưởng đến khung cảnh làng quê Việt Nam êm đềm bên sông nước lặng trôi.
Hoa gạo còn có tên gọi khác là mộc miên hay pơ lang theo cách gọi của người dân vùng cao. Nhắc đến hoa gạo, người ta thường liên tưởng đến khung cảnh làng quê Việt Nam êm đềm bên sông nước lặng trôi.
Tuy nhiên, hình ảnh hoa gạo Hà Giang mọc trên những triền đá cheo leo còn tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và ý chí kiên cường của người dân miền sơn cước. Không gian hoang sơ của núi rừng càng trở nên kỳ vĩ hơn khi xuất hiện những chùm hoa gạo tán sắc rực rỡ, lãng mạn.
Tuy nhiên, hình ảnh hoa gạo Hà Giang mọc trên những triền đá cheo leo còn tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và ý chí kiên cường của người dân miền sơn cước. Không gian hoang sơ của núi rừng càng trở nên kỳ vĩ hơn khi xuất hiện những chùm hoa gạo tán sắc rực rỡ, lãng mạn.
Hoa gạo rực đỏ trên đường đi học của các em nhỏ Hà Giang.
Hoa gạo rực đỏ trên đường đi học của các em nhỏ Hà Giang.
Tháng 3, trên các sườn đồi bên con đường quanh co, khúc khuỷu dẫn xuống dòng Nho Quế luôn bắt gặp những cây gạo đang nở hoa rực rỡ.
Tháng 3, trên các sườn đồi bên con đường quanh co, khúc khuỷu dẫn xuống dòng Nho Quế luôn bắt gặp những cây gạo đang nở hoa rực rỡ.
Dòng Nho Quế và núi rừng Hà Giang đang được tô điểm sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo.
Dòng Nho Quế và núi rừng Hà Giang đang được tô điểm sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo.
Một nhóm thợ đóng tàu đang làm việc bên bờ sông Nho Quế dưới cây gạo rực đỏ.
Một nhóm thợ đóng tàu đang làm việc bên bờ sông Nho Quế dưới cây gạo rực đỏ.
Một cây gạo bên con đường từ Mèo Vạc về Yên Minh (Hà Giang) được chim muông chọn làm nơi xây tổ ấm.
Một cây gạo bên con đường từ Mèo Vạc về Yên Minh (Hà Giang) được chim muông chọn làm nơi xây tổ ấm.
Hà Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng miền khí hậu ôn hòa cùng hệ sinh thái động thực vật trù phú. Những mùa hoa nở Hà Giang là nguồn cảm hứng bất tận đối với du khách yêu nghệ thuật như mùa hoa cải vàng, hoa mận trắng, hoa tam giác mạch tím hồng... Nhưng không phải ai cũng biết ở Hà Giang còn có một mùa hoa rạo rực đến thế - Mùa hoa gạo đỏ tháng 3.
Hà Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng miền khí hậu ôn hòa cùng hệ sinh thái động thực vật trù phú. Những mùa hoa nở Hà Giang là nguồn cảm hứng bất tận đối với du khách yêu nghệ thuật như mùa hoa cải vàng, hoa mận trắng, hoa tam giác mạch tím hồng... Nhưng không phải ai cũng biết ở Hà Giang còn có một mùa hoa rạo rực đến thế - Mùa hoa gạo đỏ tháng 3.

Theo kinhtedothi.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai thác giá trị du lịch hoài niệm trong phát triển du lịch bền vững
BHG - Hoài niệm là một trạng thái của cảm xúc, là sự khao khát những gì thuộc về quá khứ và thường là lý tưởng hóa những điều đó. Sản phẩm du lịch hoài niệm mang đến cho du khách những xúc cảm từ con người, vùng đất đã làm nên biểu tượng đẹp trong quá khứ; là sự hoài niệm về những dấu ấn lịch sử cách mạng, chiến tranh gắn với những câu chuyện từ xa xưa, mang giá trị nhân văn sâu sắc đối với hiện tại và tương lai…
28/02/2023
CNN trầm trồ trước 7 hang động đẹp nhất Việt Nam

Đất nước Việt Nam hiện lên đầy hùng vĩ và hoang sơ trong mắt du khách quốc tế qua những kì quan hang động tuyệt vời. “Nhóm của tôi thuộc Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh đã khám phá hơn 500 hang động ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi vẫn chỉ khám phá được khoảng 30% diện tích này. Còn rất, rất nhiều hang động nữa sẽ được khám phá” - một thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh chia sẻ với CNN travel.

28/02/2023
Liên hoan Thanh thiếu nhi các dân tộc tỉnh Hà Giang: Cuộc thi nghệ thuật “Cùng em làm việc tốt mỗi ngày”

BHG - Trong khuôn khổ các nội dung của Liên hoan Thanh thiếu nhi các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2023, tối ngày 12.3, tại Quảng trường 26.3, thành phố Hà Giang, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức cuộc thi biểu diễn nghệ thuật với chủ đề, “Cùng em làm việc tốt mỗi ngày”, với sự tham dự của 11 đội thi đến từ nhà thiếu nhi của 11 huyện, thành phố.

13/03/2023
Hội thi thổi, múa khèn Mông gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống
BHG - Đối với đồng bào người Mông trên Cao nguyên đá, cây khèn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, mỗi dịp lễ hội, mỗi sự kiện trọng đại; là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, khát vọng là biểu tượng văn hóa tinh thần của người Mông. Cây khèn gắn bó trong suốt quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến hết cuộc đời của họ. Thông qua tiếng khèn, điệu múa khèn mà cha ông truyền lại cho con cháu chứa đựng tâm tư, tình cảm, là niềm tự hào khôn siết. Tiếng khèn vượt qua núi, qua đèo gọi bạn, trở thành nét văn hóa đặc sắc từ ngàn đời của người Mông.
13/03/2023