Lễ cúng mừng cơm mới của người Nùng xã Chiến Phố

16:29, 23/09/2021

BHG - Xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì là iịa bàn có 450 hộ và 2.679 khẩu là đồng bào Nùng. Hàng năm, vào mùa lúa chín (cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch), đồng bào Nùng nơi đây thường tổ chức lễ cúng mừng cơm mới. Đây là nghi lễ nông nghiệp hàm chứa giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh, thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Nùng.

Nghi lễ đón rước hồn lúa mới trong lễ cúng.
Nghi lễ đón rước hồn lúa mới trong lễ cúng.

Thông thường, lễ cúng mừng cơm mới kéo dài khoảng vài ba tuần khi bước vào mùa gặt. Các gia đình chọn một ngày đẹp để tổ chức lễ, dâng thành quả lao động lên các vị thần linh cùng gia tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt, con cháu mạnh khỏe. Trong lễ cúng mừng cơm mới, nghi lễ đón rước hồn lúa mới về nhà được coi là quan trọng nhất. Với nghi lễ này, gia chủ sẽ chuẩn bị một bình ống nứa đựng một ít nước ruộng, thúng đeo vai đựng gói tro bếp, bột ngô, gạo, trứng gà, liềm để xin các thần linh rước hồn lúa về nhà. Khi ra đến đồng ruộng, gia chủ sẽ đứng về hướng Đông, lấy từng gói tro, bột ngô, gạo đặt vào gốc cây lúa trĩu hạt nhất để xin rước hồn lúa mới. Sau đó, gia chủ sẽ ngắt một cành cây nhỏ có gai, có thể là bưởi hoặc chanh cho vào thúng để cho hồn lúa không chạy mất khi gặp người cùng làng đi trên đường. Khi rước hồn lúa về tới nhà, gia chủ sẽ chia thành 2 túm lúa đặt trên một góc bàn thờ để chờ cúng.

Những thuở ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đang vào mùa
Những thuở ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đang vào mùa

 

Lễ vật trong mâm cúng rất phong phú và đa dạng, ngoài thức ăn được chế biến từ các sản vật do gia đình tự chăn nuôi, trồng cấy như: Thịt gà, vịt, lợn, cá thì gia chủ còn chuẩn bị các loại quả và xôi đặt lên bàn thờ dâng cúng tổ tiên. Trong bộ trang phục truyền thống, thầy cúng mời đón các vị thần nông, thổ địa và làm lễ tạ ơn vì đã giúp đỡ gia đình được mùa lúa.

Lễ cúng mừng cơm mới của người Nùng ở xã Chiến Phố vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vừa mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.

Bài, ảnh: Hoàng Tính (Hoàng Su Phì)


Cùng chuyên mục

Ngôi nhà kỳ lạ kẹp giữa núi đá

Ngôi nhà mang tên Castel Meur tại La Maison du Gouffre, vùng duyên hải nước Pháp là một ngôi nhà lạ kỳ với địa thế có một không hai. Castel Meur hay còn được biết đến với tên gọi La Maison du Gouffre là một ngôi nhà nằm giữa hai núi đá nhỏ tại thị trấn Pointe de Plougrescant, tỉnh Cotes-d"Armor, vùng Brittany, miền bắc nước Pháp.

23/09/2021
Nấm Dẩn, mảnh đất cổ người Nùng U

BHG - Nấm Dẩn nổi tiếng với các danh thắng như Đèo gió – Thác tiên và Bãi đá cổ với những hoa văn kỳ bí gắn với đời sống lịch sử của người dân tộc Nùng trên đất Xín Mần. Có thể coi đây như cái nôi sinh sống của người Nùng cổ với những vết tích ngàn năm và giá trị văn hóa dân tộc Nùng được lưu giữ khá đầy đủ trong từng thôn, bản.

 

22/09/2021
Tả Sử Choóng mùa vàng no ấm

BHG - Tháng 9, khi đất trời vào Thu, cũng là lúc vùng đất Tả Sử Choóng (Hoàng Su Phì) bước vào mùa vàng đẹp nhất trong năm. Đó là mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang được phủ bởi một màu vàng óng ả, trải miên man đến tận chân trời. Trên những "bậc thang vàng", người nông dân hối hả gặt lúa và bắt cá chép ruộng; hình thức xen canh cá – lúa những năm gần đây đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Một mùa vàng no ấm đang đến với người dân xã Tả Sử Choóng và vẫy gọi bước chân lữ khách tham quan, khám phá.

20/09/2021
Mùa vàng online - lễ hội Hoàng Su Phì của Hà Giang

Chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2021 được phát trên VnExpress từ 20h ngày 19/9.

20/09/2021