Du lịch Mèo Vạc "cất cánh"

16:02, 28/07/2020

BHG - Giai đoạn 2015 – 2020, lượng khách đến huyện Mèo Vạc không ngừng tăng; điều đó khẳng định được sự yêu mến của du khách. Đây cũng là động lực để Đảng bộ huyện tiếp tục phát triển, nâng tầm ngành Du lịch, nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH của địa phương.

Mèo Vạc nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: “Đệ nhất hùng quan” Mã Pì Lèng, dòng Nho Quế trong xanh thơ mộng, tuyến đi bộ Vách đá thần mạo hiểm, thiên nhiên núi đá kỳ vĩ, hoang sơ… Thêm nữa, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây vẫn được lưu giữ như: Lễ hội Gầu Tào (dân tộc Mông), Lễ hội Cầu mưa (dân tộc Lô Lô), Lễ hội Múa trống (dân tộc Giáy), Lễ hội Cấp sắc (dân tộc Dao)… Những nét đẹp của thiên nhiên hòa quyện trong văn hóa truyền thống đã tạo điều kiện cho Mèo Vạc phát huy thế mạnh ngành “công nghiệp không khói”, là cơ sở giúp huyện phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách…

Du khách tham quan Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi.
Du khách tham quan Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi.

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nhiệm kỳ qua, Mèo Vạc đã ban hành nghị quyết và chương trình trọng tâm về bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch và các kế hoạch, đề án để lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng du lịch không ngừng được đầu tư, nổi bật như việc hoàn thành xây dựng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi); triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng động gắn với xây dựng NTM thôn Khâu Vai (xã Khâu Vai); hoàn thành xây dựng tuyến đường đi bộ qua Vách đá thần Mã Pì Lèng, xây dựng trạm đón trả khách gắn với nhà trưng bày hiện vật “Con đường Hạnh phúc”, hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí tại khu vực trung tâm thị trấn, chợ đêm Mèo Vạc… Ngoài ra, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí cũng phát triển mạnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 83 cơ sở lưu trú, đáp ứng tốt nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách; trong đó có 53 homestay, còn lại là các khách sạn, nhà nghỉ.

Cùng với tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, huyện cũng chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội, nhất là việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc, sản phẩm đặc trưng của địa phương, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán… Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, hiện đại gắn với xây dựng môi trường văn hóa, môi trường xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch Mèo Vạc cũng như mở rộng liên kết trong đầu tư, phát triển du lịch được đẩy mạnh… Và thực tế, với việc thực hiện đồng bộ những hoạt động trên, lượng khách du lịch đến với huyện Mèo Vạc không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 2015, du khách đến Mèo Vạc đạt hơn 40 nghìn lượt thì đến năm 2019 đã tăng lên trên 60 nghìn lượt; hết năm 2020, con số này ước đạt trên 70 nghìn lượt và đem lại doanh từ dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt trên 144 tỷ đồng.

Nhằm đưa du lịch tiếp tục “cất cánh” trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ huyện Mèo Vạc tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển về du lịch, dịch vụ nhất là du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch tham quan, khám phá và dịch vụ có giá trị gia tăng cao; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn cho ngành du lịch, dịch vụ… Phấn đấu hết năm 2025, có khoảng 1 triệu lượt khách du lịch đến huyện, doanh thu từ du lịch đạt từ 706 tỷ đồng trở lên…

Trần Kế


Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng chương trình truyền hình

BHG - Ngày 28.7, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã tổ chức mời các đạo diễn, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam lên tập huấn, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang, Trung tâm Văn hóa thông tin và Du lịch các huyện, thành phố và một số cơ quan, đơn vị.

28/07/2020
"Quãng đời đẹp nhất" nơi địa đầu Tổ quốc của người lính - nhạc sỹ Trương Quý Hải

BHG - Gần dịp kỷ niệm 73 năm, ngày Thương binh liệt sỹ năm 2020, chúng tôi có cuộc hội ngộ với nhạc sỹ Trương Quý Hải tại mảnh đất biên cương Hà Giang. Trong bộ quân phục ngả màu, nhiều người thấy anh là nhận ra tác giả của những ca khúc đi cùng năm tháng, như "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa", "Khoảnh khắc", "Về đây đồng đội ơi"… Và lần nào lên Hà Giang cũng vậy, người lính Sư 356 năm nào chân đeo dép cao su, đôi mắt suy tư, rớm lệ như đang ngược dòng thời gian về với những đồng đội mãi đôi mươi của anh còn nằm lại nơi khe đá, thung sâu biên giới.

28/07/2020
Cổ trấn nghìn năm tuổi nằm 'mấp mé' cạnh dòng thác lũ cuồn cuộn

Nhiều người lo lắng sợ rằng cổ trấn hàng nghìn năm tuổi này có thể bị dòng thác lũ cuồn cuộn "cuốn bay" bất cứ lúc nào. Khám phá cổ trấn "treo mình" trên ngọn thác Phù Dung cổ trấn vốn được xây dựng cách đây hơn 2.000 năm, từ lâu đã trở thành điểm du lịch đặc biệt hút khách của tỉnh Hồ Nam. Cổ trấn này chỉ cách Trương Gia Giới chừng 80 km về phía tây nam, tọa lạc trên thác Vương Thôn, bên dòng sông Dậu Thủy. Nằm trên một ngọn núi nhưng nhìn từ phía xa, trấn cổ hàng nghìn năm tuổi như "treo mình" trên ngọn thác vậy.

 

25/07/2020
Du lịch Hoàng Su Phì khởi sắc sau ảnh hưởng của dịch Covid – 19

BHG - Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì nổi tiếng khắp trong, ngoài nước bởi những điểm nhấn về du lịch (DL); nhất là loại hình DL sinh thái, cộng đồng. Hàng năm, huyện thu hút hàng chục nghìn lượt khách DL, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành DL của huyện.

24/07/2020