Gìn giữ nét đẹp trang phục các dân tộc thiểu số

21:16, 06/04/2019

BHG - Cũng như chữ viết, ngôn ngữ; trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đều mang bản sắc văn hóa và những giá trị nghệ thuật rất riêng. Từ những hoa văn được thêu, từng đường kim, mũi chỉ đều được truyền dạy từ thời ông cha xa xưa cho tới bây giờ.

Du khách tham quan Hợp tác xã Dệt thổ cẩm My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình).
Du khách tham quan Hợp tác xã Dệt thổ cẩm My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình).

Dân tộc Pà Thẻn là một trong những dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu tại các xã: Tân Bắc, Tân Trịnh (Quang Bình); trang phục của người Pà Thẻn rất độc đáo trong kiểu giáng, mầu sắc cũng những đường thêu riêng biệt; không chỉ phản ánh rõ về đời sống kinh tế, tập quán sinh hoạt mà còn nói lên sự khéo léo, cần cù, sáng tạo của người phụ nữ, đồng thời phản ánh rõ nét về thế giới quan, nhân sinh quan cũng như đời sống tâm linh vô cùng phong phú… Chiếc áo của người Pà Thẻn là loại áo ba thân, không cổ, hai thân trước ngắn và lửng; phần vạt áo thu hẹp dần và kéo dài thành hai giây buộc vắt chéo nhau trước bụng. Thân áo sau dài tới mắt cá chân, bó sát cơ thể ở phía trên và loe rộng dần xuống đuôi áo. Vạt trong của thân áo sau được chia thành 3 màu chủ đạo: Trắng, đen và đỏ. Mặt ngoài của thân áo sau, gồm: Vai áo, oe lưng, hông và đuôi cá. Chị Tải Thị Mai, Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm My Bắc (Tân Bắc), cho biết: Váy của người phụ nữ Pà Thẻn là loại váy hở với độ rộng vừa phải, để khi mặc quây lưng thành một vòng sau hông, hai mảnh vải đen hai bên sẽ chồng lên nhau tạo thành hông váy; đằng sau váy đeo một trùm bông len và tua rua đỏ sặc sỡ có đính hạt cườm và đồng xu. Trang phục nam có phần đơn giản hơn, quần áo đều có màu chàm hoặc màu đen do phụ nữ tự thêu và khâu, áo không có cổ;  vạt áo bên trái vắt chéo qua vạt áo bên phải, nơi hai vạt áo giao nhau là một đường viền bằng vải xanh hoặc đỏ; quần là loại chân què, đũng dài và được vắn lên cao.

Trước sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa, sự tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống từ những bộ trang phục dân tộc. Mặt khác, thế hệ trẻ hiện nay vẫn chưa ý thức được vai trò và trách nhiệm trong việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Trong cuộc sống thường ngày, người dân có xu hướng mặc theo hướng “Kinh hóa”, đặc biệt, những người biết dệt thổ cẩm hiện còn rất ít; chính vì vậy, trang phục truyền thống của các dân tộc, như: Pà Thẻn, Tày, Mông, La Chí ngày càng bị mai một.

Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS; UBND huyện Quang Bình đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc;  giữ gìn, phát huy, bảo tồn những nét đặc trưng trong trang phục của đồng bào DTTS. Đồng chí Chẳng Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, chia sẻ: Huyện đang khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển các nghề dệt thổ cẩm, may mặc trang phục dân tộc; vừa để bảo tồn, quảng bá và tăng nguồn thu nhập cho bà con, đồng thời đưa văn hóa truyền thống vào trường học. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục vận động bà con tham gia các hội nghệ nhân dân gian, sản phẩm của bà con sẽ được bày bán tại các gian hàng trưng bày và quảng bá sản phẩm.

Trang phục truyền thống như một thông điệp mà ông cha ta để lại, nên việc bảo tồn và phát huy  đang là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa của mỗi dân tộc.

Bài, ảnh: NGUYỄN NGÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lớp 11 chuyên Anh, trường PTTH Chuyên Hà Giang giao lưu trải nghiệm kỹ năng sống

BHG - Nằm trong khuôn khổ hoạt động của tháng 3 - Tháng thanh niên, 37 học sinh lớp 11 chuyên Anh, trường TPTH Chuyên Hà Giang đã có buổi giao lưu trải nghiệm kỹ năng sống tại trường THCS Lý Tự trọng, huyện Vị Xuyên. Tham gia buổi trải nghiệp có Ban Giám hiệu và lãnh đạo Đoàn của 2 nhà trường, các bậc phụ huynh và 221 em học sinh trường THCS Lý Tự Trọng.

29/03/2019
Bộ Giáo dục công bố lịch thi THPT quốc gia năm 2019

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 28/3, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27/6, như năm 2018. Chiều 24/6, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi và nghe phổ biến quy chế, lịch thi. Ba ngày còn lại sẽ diễn ra các môn thi...

29/03/2019
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch làm việc với huyện Mèo Vạc

BHG - Ngày 27.3, Đoàn công tác Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có buổi làm việc với huyện Mèo Vạc, nhằm thống nhất quy hoạch xây dựng phát triển khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai trở thành sản phẩm du lịch văn hóa. Tham dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện ủy; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Cao Minh, Viện Địa chất Việt Nam; lãnh đạo Sở VHTTDL; Công ty Đường đua mới.

 

28/03/2019
Cô giáo Hoàng Thị Thúy yêu nghề, mến trẻ

BHG - Là người con của quê hương Hà Giang, ngay từ nhỏ, Hoàng Thị Thúy  phấn đấu học tập với mong ước lớn lên được làm cô giáo. Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Suốt 11 năm làm nghề nuôi, dạy trẻ; năm học 2018 – 2019, cô được Ban Giám hiệu Trường Mầm non Hoa Sen (thành phố Hà Giang) phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 tuổi B, Tổ phó chuyên môn khối 4 tuổi; cô luôn dành tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức được học tập của mình, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

 

27/03/2019