Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống cho học sinh phổ thông

08:53, 24/12/2018

BHG - Thực hiện Quyết định số 597/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) và văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020; qua 2 năm triển khai đã giúp học sinh Trường Tiểu học Quyết Tiến (Quản Bạ) hình thành các kỹ năng sống, tự tin trong giao tiếp và tăng thêm tình yêu văn hóa địa phương.

Học sinh Trường Tiểu học Quyết Tiến (Quản Bạ) múa khèn Mông.
Học sinh Trường Tiểu học Quyết Tiến (Quản Bạ) múa khèn Mông. 

Trước thực trạng nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, một bộ phận thế hệ trẻ không biết đến VHTT của dân tộc mình. Việc GDKNS và VHTT cho học sinh là rất quan trọng trong nội dung giáo dục của các nhà trường để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Mỗi trường học lại có một phương pháp, cách thức riêng đa dạng để hấp dẫn học sinh. Trường Tiểu học Quyết Tiến là một trong những ngôi trường làm tốt công tác GDKNS và VHTT cho học sinh. Hàng ngày sau mỗi giờ học, học sinh đều được chơi các trò chơi dân gian, tìm hiểu tài liệu tại thư viện xanh của nhà trường, được học các điệu múa, bài ca dân gian của các dân tộc Mông, Dao, Tày…

Em Phùng Thị Phương Linh, học sinh lớp 4A, tâm sự: “Em rất thích tham gia các buổi học VHTT vì em và các bạn được vui chơi, tăng thêm hiểu biết về truyền thống của dân tộc mình. Em còn được tham gia biểu diễn văn nghệ tại các hội thi”. Thông qua đó, góp phần vào bảo tồn giá trị và tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quyết Tiến Phan Như Ý, cho biết: “Thực hiện Đề án, nhà trường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian và tăng cường kỹ năng sống cho các em. Trong đó, các em được giữ vai trò là chủ nhân tương lai, người tôn tạo lại bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời đại công nghiệp đang dần bị lãng quên. Chúng tôi cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và xã Quyết Tiến là điểm dừng chân tham quan của du khách tại Thạch Sơn thần và Đền Bình An. Đối với từng lớp học, giáo viên tổng phụ trách đưa học sinh đi thực tế tại địa phương. Qua các buổi học, học sinh còn được tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt, là một điểm yếu của học sinh vùng cao. Bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm đến việc xây dựng thư viện xanh, góc văn hóa truyền thống, khu vui chơi cho học sinh. Bằng cách tăng cường phối kết hợp với chính quyền địa phương làm công tác tuyên truyền, cùng phụ huynh học sinh xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp cho các em. Nhờ đó, nhà trường đã giành được giải Nhất cuộc thi ngôi trường thân yêu cấp tỉnh và đạt chuẩn Quốc gia”. Qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ cùng với công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống được chú trọng đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của học sinh trong việc xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Đề cập đến việc thực hiện Đề án GDKNS và VHTT cho học sinh phổ thông, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Triệu Thị Chính, cho biết: “Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án GDKNS và đưa VHTT các dân tộc thiếu số trên địa bàn tỉnh vào trường học. Căn cứ vào đó, Sở đã xây dựng kế hoạch cùng phối hợp với các cấp, ngành biên tập bộ tài liệu GDKNS và VHTT đối với học sinh Tiểu học, Trung học. Qua 2 năm thực hiện, kinh nghiệm để phát triển Đề án thành phong trào lan tỏa khắp các trường phổ thông toàn tỉnh là tổ chức các buổi hội thảo, trải nghiệm thực tế để các thầy, cô làm công tác chủ nhiệm, phụ trách Đội được đến thực tế ở các trường làm tốt học hỏi cách triển khai thực hiện”. Mục tiêu là làm sao để sau khi ra trường mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản. Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Đề án, ngoài việc đạt được các mục tiêu đề ra, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch lồng ghép cụ thể, triển khai đồng bộ trong tất cả các hoạt động giáo dục của mình. Làm sao để GDKNS và VHTT không chỉ ở trong sách vở. Bên cạnh đó, còn cần sự quan tâm của gia đình và xã hội là môi trường nuôi dưỡng để hình thành nhân cách của học sinh.

Hoàng Dinh (Trường Chính trị tỉnh) 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

BHG - Tối 21.12, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 877 (Bộ CHQS tỉnh) đã  tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2018) và 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989-22.12.2018). 

22/12/2018
Thành kính tri ân các liệt sĩ Đại đội 915

Tối 21.12, tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Chương trình Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sĩ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hy sinh đêm 24/12/1972; công bố đưa vào sử dụng công trình tu bổ, tôn tạo Nhà tưởng niệm các TNXP Đại đội 915 tại phường Gia Sàng, T.P Thái Nguyên.

22/12/2018
Du lịch thời công nghiệp 4.0

BHG - Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên một thế giới phẳng, xóa nhòa giới hạn về không gian, thời gian; tác động mạnh mẽ lên sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Nắm bắt cơ hội này, tỉnh ta đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng, tạo đà phát triển du lịch bền vững. Nhờ cách mạng 4.0, giờ đây du khách khắp nơi trên thế giới đều có thể truy cập, tìm kiếm các thông tin liên quan đến du lịch, giúp họ lựa chọn địa điểm và hành trình phù hợp, an toàn, hiệu quả. 

21/12/2018
Trường THCS và THPT Linh Hồ 10 năm vượt khó

BHG - Trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) xã Linh Hồ (Vị xuyên) được thành lập ngày 15.8.2008; với tổng diện tích 9.600 m2 tại trung tâm xã; hầu hết học sinh (HS) đều là con em đồng bào các dân tộc, nhiều HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2008 – 2009 nhà trường khai giảng năm học mới với tổng số cán bộ, giáo viên 59 người và 897 HS; trong đó, cấp THCS 606 HS và THPT 291 HS. Cơ sở vật chất lúc đó vô cùng thiếu thốn; đường xá đi lại rất khó khăn, 80% giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn thiếu…

20/12/2018