Xã Ngán Chiên bảo tồn và phát triển nghề Chạm bạc

07:56, 17/04/2018

BHG - Trong các ngôi nhà sàn dựa lưng vào vách núi, những Nghệ nhân người Nùng hằng ngày vẫn miệt mài tạo ra những sản phẩm trang sức bằng bạc rất đẹp và hết sức tinh xảo nhằm khôi phục, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của bà con huyện vùng cao Xín Mần.

Hiện nay, trong số 19 xã của huyện Xín Mần thì chỉ còn xã Ngán Chiên gìn giữ được nghề Chạm bạc (NCB). Nhiều năm trước, các dòng họ trong xã vẫn còn người theo NCB, nhưng do vốn đầu tư cao, lợi nhuận mang lại chậm; dần dần họ đều đã bỏ nghề. Đến nay, cả xã Ngán Chiên chỉ còn 18 hộ trong thôn Đông Chứ với nghề cha truyền con nối, bám trụ với nghề. Bằng những dụng cụ thủ công thô sơ như: Dùi, đục, búa,… và đôi tay thô nhám; các nghệ nhân ở đây cho ra đời những sản phẩm đẹp và giá trị, từ lắc tay, kiềng, tới những bộ xà tích xủng xẻng hoa văn…

Nghệ nhân Lục Lao Phủy chế tác sản phẩm từ bạc.
Nghệ nhân Lục Lao Phủy chế tác sản phẩm từ bạc.

Anh Lục Văn Tinh học NCB từ bố khi mới 11 tuổi, đến nay,  anh theo nghề được hơn ba mươi năm; hằng ngày, anh dành từ 10 – 12 tiếng để ngồi chế tác những sản phẩm bé nhỏ và tinh xảo cho vợ và bà con trong thôn mang đi bán. Với mỗi bộ sản phẩm, anh không nhớ mình thu được bao nhiêu một ngày; gộp lại một tháng, thu nhập của anh dao động từ 3 đến 5 triệu đồng. Chị Thèn Thị Chẳm (vợ anh Tinh) là người đưa các sản phẩm của chồng và bố chồng đi bán tại các phiên chợ trên địa bàn huyện. Chị cho biết, mỗi khi có chợ, chị mặc bộ quần áo đẹp nhất, đeo những bộ trang sức lên người rồi mới mang hàng đi bán. Đồ bạc chạm được các bà, các chị người dân tộc ưa thích, họ mua về đeo khi có lễ hội, ngày  Tết và làm của hồi môn cho con gái. Có hôm, hàng mang đi không đủ, khách bắt mình về nhà lấy để bán mà chồng làm không kịp; nghề này không vất vả nhưng đòi hỏi sự cần mẫn và khéo tay.

NCB ở Ngán Chiên vẫn do các hộ tự bỏ vốn sản xuất, nguyên liệu là bạc, đồng được bà con nhập từ các địa phương khác. Công cụ chế tác chủ yếu là những vật dụng thô sơ, chưa có máy móc hỗ trợ nên năng suất thấp; mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, thiếu sự quan tâm quảng bá; nên đầu ra cho sản phẩm mỹ nghệ chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu trong địa bàn huyện.

Sản phẩm trang sức của làng Đông Chứ.
Sản phẩm trang sức của làng Đông Chứ.

Nghệ nhân Lục Lao Phủy làm NCB đã hơn 60 năm, truyền lại cho con trai là Lục Văn Chưởng (sinh 1984), anh Chưởng học nghề từ lúc 13 tuổi; đến nay, anh Chưởng đã theo nghề được hai mươi năm. Nhìn anh lụi cụi trong một góc nhà lấy hình cho từng lá bạc với sự tỉ mỉ, kiên nhẫn mới thấy, để cho ra được một bộ xà tích, dây chuyền,… nhiều hoa văn, phải mất rất nhiều công đoạn và thời gian. Hai bố con anh, người tạo hình, người đánh sáng phải gần ba tuần mới hoàn thiện một bộ xà tích, trừ chi phí với công sức, sản phẩm bán ra chẳng được bao nhiêu. Khó khăn, vất vả là thế nên không trách NCB đang rơi rớt dần.

Đồng chí Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND xã Ngán Chiên cho hay, hiện các hộ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, thiếu máy móc hỗ trợ nên hiệu quả chưa cao. Xã đang có kế hoạch xây dựng làng nghề, phù hợp với tiêu chí mỗi xã một sản phẩm đặc trưng; nhưng nguồn vốn và đầu ra cho sản phẩm là vấn đề lớn cần được nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện. Trước mắt, xã đang lên kế hoạch cho các nghệ nhân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình làng nghề trong địa bàn tỉnh về áp dụng tại địa phương. Với một xã còn nhiều khó khăn như Ngán Chiên, NCB là hướng giải quyết khó khăn cho bà con nơi đây; đồng thời cũng là cơ sở lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của bà con.

Bài, ảnh: Trọng Toan

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt: Bối cảnh ra đời

BHG -  Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về Nhà nước Đại Cồ Việt, công lao đóng góp của các bậc tiền nhân gắn với quảng bá Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; quảng bá tiềm năng, thế mạnh về KT-XH, những nét văn hóa đặc sắc, những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam nói chung, đất và người Cố đô Hoa Lư nói riêng; hướng đến Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) và Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2018 sẽ tổ chức vào 20 giờ ngày 24.4.2018 tại Sân lễ hội, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư...

17/04/2018
Tự hào với truyền thống quê hương ra sức xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp

Nhân dịp tỉnh Ninh Bình tổ chức kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư năm 2018, Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư năm 2018 của tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

16/04/2018
Tư vấn trực tuyến về công tác thi, tuyển sinh năm 2018

BHG - Ngày 15.4. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tư vấn trực tuyến với các huyện, thành phố về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018. Dự Hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; đại diện Trường Đại học Thái Nguyên, các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh và đông đảo các em học sinh.

 

16/04/2018
Độc đáo Lễ hội bắt cá và Văn hóa truyền thống dân tộc Dao thôn Nặm Đăm

BHG - Cứ đến dịp tết Thanh minh (ngày 3.3 âm lịch), đồng bào dân tộc Dao ở thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ) lại nô nức tổ chức lễ hội bắt cá. Trong lễ hội, diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như tổ chức thi bắt cá bằng tay tại một con suối trong thôn, số cá bắt được sẽ được phân chia đều cho các gia đình. Bên cạnh đó, còn tổ chức nhiều trò chơi, văn nghệ dân gian hấp dẫn như: Múa lễ cấp Sắc của dân tộc Dao; thi đồ xôi ngũ sắc và chế biến các món ăn truyền thống; thi đẩy gậy, kéo co…

15/04/2018