Phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu xây dựng Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững

14:15, 13/04/2018

Thế kỷ thứ X được coi là thế kỷ bản lề, dân tộc ta được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, có tính bước ngoặt. Bốn thập kỷ đầu thế kỷ X, các chính quyền họ Khúc, họ Dương vẫn chưa tạo được sự chuyển biến thật sự trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự... Năm 944 Ngô Quyền mất, các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ, chống lại chính quyền Trung ương. Sau khi Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn chết, đất nước rơi vào thế hỗn loạn do nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau kết hợp với việc nổi dậy của các thổ hào có thế lực lớn, sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

             Thành phố Ninh Bình ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Thế Minh
Thành phố Ninh Bình ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Thế Minh

Đinh Bộ Lĩnh người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình xuất hiện đồng thời với “12 sứ quân” là một nhà quân sự dày kinh nghiệm, một vị tướng có tầm chiến lược cao, sách lược khôn ngoan, sáng suốt, kết hợp giữa quân sự với chính trị đã tập hợp dân chúng giải quyết những vấn đề lịch sử đặt ra: Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Năm Mậu Thìn (968), lên ngôi Vua đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi.

Như vậy, với việc xưng đế, đặt Quốc hiệu, dựng kinh đô, định Niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng mô hình Nhà nước với thiết chế mới: Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền thống nhất, mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc ta. Đồng thời, khẳng định sự tự tin vào sức mạnh dân tộc, khát vọng một đất nước Thái Bình, hưng thịnh.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất và con người Ninh Bình để lại những dấu ấn đặc biệt, những chiến công hiển hách của các anh hùng dân tộc đều in đậm, gắn liền với những tên đất, tên làng, ngọn núi con sông và những người con tuấn kiệt của quê hương, nhất là thời đại Hồ Chí Minh.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo, phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của quê hương Cố đô anh hùng; Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác đối ngoại... Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tạo tiền đề quan trọng để chúng ta bước vào chặng đường phát triển mới.

Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt, cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân đã thống nhất giang sơn, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc, quyết tâm đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đề ra, xây dựng quê hương Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững.

Theo Báo Ninh BÌnh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang tổ chức Lễ hội Đền Xuân Mậu Tuất năm 2018

BHG - Trong các ngày 30 – 31.3 (tức ngày 14 và 15.2 âm lịch), thành phố Hà Giang tổ chức Lễ hội Đền Xuân Mậu Tuất năm 2018. Đến dự có đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

31/03/2018
Duy trì hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Chợ đêm Cốc Pài

BHG - Vào tối thứ 7 hàng tuần, Chợ đêm thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần trở thành điểm hẹn văn hóa, nghệ thuật, giao lưu, gặp gỡ của đồng bào các dân tộc trong huyện và giữa người dân địa phương với du khách thập phương; tạo nét độc đáo của không gian văn hóa truyền thống các dân tộc nơi mảnh đất phía Tây của tỉnh.

 

30/03/2018
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao thôn Lùng Tao

BHG - Thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên) có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc từ trang phục, tiếng nói, chữ viết, lễ hội,… đã và đang được người dân nơi đây gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mùa này, đường lên Lùng Tao được tô điểm bởi sắc thắm của những cành đào, mận và những nương Cải vàng rực. Những nếp nhà sàn nhỏ,  xinh nép mình dưới chân núi của của đồng bào như rộn rã hơn bởi tiếng nói cười cùng những làn điệu hát giao duyên vang xa khắp sườn đồi...

30/03/2018
Đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 (Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Du lịch tỉnh)

BHG - Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Du lịch Hà Giang? Là nội dung chính tập trung phân tích, thảo luận trong Chương trình đối thoại Chính sách về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030 với Chuyên đề Cụm ngành Du lịch

12/04/2018