Việt Nam đăng cai tổ chức Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tổ chức Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 năm 2018 tại Việt Nam. Mục đích của Đề án là tổ chức tốt Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 năm 2018 tại Việt Nam (APhO 2018) nhằm khuyến khích học tập và giảng dạy môn Vật lý trong nhà trường, góp phần phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo học sinh tài năng về Vật lý và thực hiện tốt đường lối đối ngoại, chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước.
Mục đích của Đề án là tổ chức tốt Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 năm 2018 tại Việt Nam (APhO 2018) nhằm khuyến khích học tập và giảng dạy môn Vật lý trong nhà trường, góp phần phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo học sinh tài năng về Vật lý và thực hiện tốt đường lối đối ngoại, chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước.
APhO 2018 được tổ chức tại thành phố Hà Nội trong 9 ngày, từ 5/5 - 15/5/2018 với sự tham gia của khoảng 30 đoàn đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ (mỗi đoàn có 8 học sinh tham gia và 2 người phụ trách); 60 quan sát viên khoa học, 60 khách đi cùng đoàn các nước và 17 khách mời quốc tế.
Đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á năm 2017 |
Các hoạt động chủ yếu APhO 2018 gồm: Tổ chức đón, tiễn các đoàn và khách mời tham dự APhO 2018; hướng dẫn, hỗ trợ các đoàn thực hiện các thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; tổ chức soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả và trao huy chương, giấy khen cho thí sinh đoạt giải theo Quy chế APhO; tổ chức tuyển chọn bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ theo quy chế APhO.
Bên cạnh đó, tổ chức ăn, ở đi lại cho các đoàn dự thi và những người tham gia tổ chức chu đáo, bảo đảm an ninh, an toàn; chuẩn bị cơ sở vật chất, các dịch vụ kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ hoạt động APhO 2018; tổ chức đội ngũ phụ trách viên, tình nguyện viên phục vụ các đoàn tham dự APhO 2018 và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan, du lịch cho các đoàn tham gia.
Thực hiện các công tác khác: Tổ chức các cuộc họp; thông tin, tuyên truyền; tài chính, vận động tài trợ; nghi lễ, lễ tân, an ninh, an toàn, y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm thông suốt, hậu cần và dịch vụ công cộng trong suốt thời gian tổ chức APhO 2018.
Ban Chỉ đạo quốc gia APhO 2018 (Ban Chỉ đạo quốc gia) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là Phó trưởng ban; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm Ủy viên thường trực.
Ban Chỉ đạo quốc gia có nhiệm vụ phối hợp các bộ, ngành, địa phương trong việc chuẩn bị và tổ chức APhO 2018; chỉ đạo, giám sát, việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong công tác chuẩn bị và tổ chức APhO 2018; chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tổ chức APhO 2018; trực tiếp giám sát hoạt động Ban Tổ chức APhO 2018; chỉ đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức APhO 2018;...
Theo Báo điện tử Chính phủ
Ý kiến bạn đọc