Đoàn ĐBQH Hà Giang thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

14:02, 03/11/2022

BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 3.11 Quốc hội chia tổ thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận, Gia Lai, Bắc Kạn; đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Hà Giang, Tổ trưởng tổ 3 chủ trì thảo luận. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang có 2 đại biểu tham gia thảo luận.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh chủ trì thảo luận tại tổ 3
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh chủ trì thảo luận tại tổ 3

Theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành là rất cần thiết, bởi đây là một trong những đạo luật rất quan trọng và cần điều chỉnh để tránh trồng chéo với các luật khác. Đặc biệt là nhằm thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH T.Ư Đảng về đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. Phó Trưởng đoàn dẫn chứng, qua theo dõi, tất cả những đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm 70-80% và thời gian qua đây là lĩnh vực mất nhiều cán bộ nhất.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan cơ bản đồng tình với dự thảo Luật và cho rằng trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai cần thực hiện thận trọng, lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, đơn vị và nhân dân vì luật này đối tượng và phạm vi điều chỉnh rất rộng, đối tượng chịu tác động rất lớn để luật khi ban hành sẽ thực sự đi vào cuộc sống. Đồng thời tham gia một số vấn đề như: Trong nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất cần theo hướng quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được phê duyệt, đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Đại biểu cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật: Cho phép cập nhật dự án, công trình phát sinh ngay vào quy hoạch sử dụng đất.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị làm rõ hơn trường hợp thu hồi đất vì mục đích công cộng, đồng thời phân biệt dự án công cộng có mục đích kinh doanh với dự án không nhằm mục đích kinh doanh như dự thảo quy định tại Điều 68. Đồng thời bổ sung về tiêu chí, điều kiện xác định loại hình dự án, công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc giao cho cơ quan quy định cụ thể loại hình dự án, công trình này để khi thực hiện sẽ không vướng mắc hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau.

Theo đại biểu, nội dung quy định tại Điều 88 về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, đề nghị bổ sung thêm nội dung “đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để lấn chiếm”. Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan cũng phân tích những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay về vấn đề này.

Trong khoản 2, Điều 97 dự thảo Luật có nội dung “việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo người có đất bị thu hồi có chỗ ở đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ”. Để khắc phục những vướng mắc trong thực tế triển khai, đảm bảo quyền lợi và sinh kế bền vững cho người dân  có đất bị thu hồi, góp phần giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, đại biểu đề nghị trong hỗ trợ tái định cư cần có các nội dung: Một là, giao việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở khi tái định cư cho một cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể như các điều luật khác đã quy định. Hai là, cần xác định giá trị đền vù đầy đủ các thiệt hại của người dân thuộc diện tái định cư, trong đó phải tính đến những thiệt hại vô hình như đã nêu ở trên, giúp người dân ổn định, yên tâm sinh sống tại nơi ở mới.

Phó Trưởng đoàn Lý Thị Lan đề nghị cần quy định rõ hơn về tiêu chí, điều kiện được giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân thường trú tại xã mà không có đất hoặc chưa được Nhà nước giao đất đang quy định tại điểm đ, Điều 134 dự thảo. Theo đại biểu, quy định này chỉ được giao đất một lần và trong phạm vi một tỉnh, tránh trường hợp sau khi giao đất xong thì hộ gia đình chuyển sang xã khác lại được xem xét giao đất. Về quy định nguyên tắc định giá đất theo điểm c, Điều 163 dự thảo Luật có nội dung quy định, phù hợp với giá cả, giá thị trường, quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường. Thời gian quy quy định về giá đất còn bộc lộ nhiều bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Đề nghị quy định rõ hơn về nguyên tắc phù hợp với giá cả thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Lý Thị Lan cũng đề nghị đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, cho thuê đất những theo quy định của luật này thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án thì tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu thầu, không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Thảo luận về quy định tài chính về đất đai và giá đất tại Chương 11, đại biểu Phạm Thúy Chinh nêu ý kiến, đây là một trong những quy định rất quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên trong chương này cần phải nghiên cứu đầu tư và có sự điều chỉnh hơn nữa. Trước hết là quy định về giá đất và giải thích khái niệm về giá đất và xác định giá đất theo cơ chế thị trường, các khái niệm này phải theo chuẩn mực quốc tế.

Theo đại biểu, trong quy định về điều tiết các nguồn thu từ đất. Dự thảo quy định tại Điều 108 có quy định về điều tiết nguồn thu từ đất giữa các địa phương và giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách T.Ư. Tuy nhiên có một nội dung rất quan trọng là điều tiết về chênh lệch địa tô chưa được quy định trong dự thảo Luật. Việc này cần được quy định chi tiết. Đại biểu bày tỏ, có nên quy định một điều có tính nguyên tắc về các quy định việc đánh thuế, việc sử dụng đối với người quản lý nhiều đất đai hơn so với hạn mức, đối với trường hợp để hoang hóa đất đai không sử dụng. Như vậy mới có thể góp phần vào việc chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh cũng cho rằng dự thảo luật cũng cần có quy định, có tính nguyên tắc liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung một loạt các luật thuế có liên quan tới việc chuyển quyền sử dụng đất đai, chống thất thu thuế thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất.

Duy Tuấn (tổng hợp), ảnh: CTV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp phiên tháng 10
BHG - Chiều 31.10, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10, trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thành phố; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 10, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 11.2022 và xem xét, cho ý kiến vào các tờ trình. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Dự họp có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành.
31/10/2022
Biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 - 2022
BHG - Sáng 31.10, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2022. Dự hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Hà Giang có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố và 200 NCUT tiêu biểu.
31/10/2022
Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021
BHG - Sáng 31.10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc tập trung tại hội trường nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2021 và thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016-2021. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành Phiên thảo luận. Tại phiên họp này, Đoàn đại biểu Thường trực HĐND và Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang được đến dự thính.
31/10/2022
Tổ chức trọng thể Lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại Lễ đường Nhân dân
Đúng 16 giờ 30 (giờ địa phương), tức 15 giờ 30, ngày 31/10, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Đại Lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, chủ trì Lễ đón.
31/10/2022