Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021

14:10, 31/10/2022

BHG - Sáng 31.10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc tập trung tại hội trường nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2021 và thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016-2021. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành Phiên thảo luận. Tại phiên họp này, Đoàn đại biểu Thường trực HĐND và Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang được đến dự thính.

Đoàn ĐBQH Hà Giang chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tại Kỳ họp. Ảnh: Trung Hiếu (Báo Đại biểu Nhân dân)

Đoàn ĐBQH Hà Giang chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tại Kỳ họp.

Ảnh: Minh Đông (TTXVN)

Báo cáo kết quả giám sát nêu rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH, tài chính, ngân sách; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm QP-AN, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Báo cáo cũng nêu rõ, nhiều bộ, ngành, địa phương chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về thẩm quyền, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, chế độ trong mua sắm và sử dụng tài sản công. Việc xây dựng phương án và tiến hành sắp xếp lại, xử lý, chuyển giao cơ sở nhà đất, trụ sở các cơ quan bước đầu có kết quả đáng khích lệ. Sắp xếp tinh gọn bộ máy, quản lý biên chế, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất giai đoạn 2016-2021. Tính đến cuối năm 2021 đã giảm 13,85% số đơn vị sự nghiệp công lập; biên chế công chức giảm 10,01%; viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt mục tiêu đề ra. 

Đoàn ĐBQH Hà Giang và Đoàn đại biểu Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Đoàn ĐBQH Hà Giang và Đoàn đại biểu Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đất đai, khoáng sản được tăng cường, nguồn thu từ đất góp phần tăng thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Báo cáo cũng nêu rõ một số địa phương đã chú trọng, quyết liệt xử lý thu hồi được nhiều dự án treo, dự án chậm tiến độ (Ninh Bình: 725 dự án treo, diện tích 1.795 ha; Đồng Nai: 376 dự án, diện tích 3.875 ha; Quảng Ngãi đã chấm dứt hiệu lực thực hiện nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề xuất đầu tư 296 dự án; Bình Dương: 289 dự án, diện tích 2.283 ha; Kiên Giang: 206 dự án, diện tích 2.075 ha; Hậu Giang huỷ bỏ 141 dự án), yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra được tăng cường và đạt nhiều kết quả rất quan trọng, tích cực. Nhiều vụ án kinh tế gây thất thoát nghiêm trọng vốn, tài sản nhà nước được xử lý nghiêm, thu hồi số vốn, tài sản nhà nước lớn; có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Đoàn đại biểu Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh chụp ảnh lưu niệm với Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh và Đoàn ĐBQH Hà Giang tại Kỳ họp
Đoàn đại biểu Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh chụp ảnh lưu niệm với Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh và Đoàn ĐBQH Hà Giang tại Kỳ họp

Bên cạnh kết quả đạt được, Báo cáo kết quả giám sát nêu rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP vẫn còn nhiều tồn tại. Báo cáo đã chỉ rõ 8 hạn chế trong các vấn đề như: Việc xây dựng và ban hành các văn bản, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP 5 năm và hằng năm còn chậm, nhìn chung còn nặng về hình thức; kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm chưa nghiêm; công tác cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016-2020 được đánh giá thực hiện rất chậm, còn nhiều bất cập, khi chỉ đạt 30% kế hoạch; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số bộ, ngành, địa phương không đúng quy định, chưa hiệu quả, sử dụng sai mục đích, lãng phí; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; nhiều vụ việc sai phạm trong đầu tư, đấu thầu, thẩm định giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính công, tài sản công, gây thất thoát, lãng phí rất lớn…

Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Siu Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đánh giá, với tình hình hiện nay, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016 - 2021 là đúng trọng tâm, trọng điểm và đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước. Đại biểu cho rằng, đây là chương trình giám sát quy mô rất lớn từ trước đến nay của Quốc hội, trải rộng từ T.Ư đến các địa phương, xâu chuỗi gần như hầu hết các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh trong đời sống xã hội, huy động lực lượng lớn tham gia. Đại biểu đề nghị: Cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong việc thực hiện chính sách pháp luật về THTK, CLP trong các chương trình đào tạo; tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong việc hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật…

Toàn cảnh kỳ họp
Phiên họp sáng ngày 31.10.  Ảnh: Minh Đông (TTXVN)

Đại biểu nhấn mạnh: “Có khi nào chúng ta thử xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm? Đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới cấp độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý”.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đặt câu hỏi trong phiên thảo luận: Tại sao trong khu vực công hiện tượng lãng phí luôn xảy ra nhiều hơn và trầm trọng hơn khu vực tư? Nỗ lực là thế vì sao khu vực công vẫn xảy ra lãng phí, thất thoát? Đồng thời cho rằng một nguyên nhân căn bản khiến cho việc thực hiện chính sách pháp luật về THTK, CLP còn nhiều hạn chế, đó là do ý thức cá nhân chỉ chú trọng đến những lợi ích của bản thân, không vì cái chung, không vì tập thể. Việc THTK, CLP trong khu vực công đòi hỏi con người phải đặt lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của Quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.

Đại biểu Lê Minh Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang nêu rõ: Với mong muốn việc thực hiện Luật THTK, CLP đạt hiệu quả tích cực hơn, cần đặc biệt quan tâm, thúc đẩy nỗ lực thực hành tiết kiệm, phấn đấu sử dụng hiệu quả các nguồn lực dưới góc độ nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu biết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Duy Tuấn (tổng hợp), ảnh: CTV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 - 2022
BHG - Sáng 31.10, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2022. Dự hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Hà Giang có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố và 200 NCUT tiêu biểu.
31/10/2022
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) từ ngày 30/10 đến ngày 2/11/2022. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.


30/10/2022
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn làm việc tại xã Phiêng Luông

BHG - Sáng 28.10, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi khảo sát một số hộ thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và làm việc với BCH Đảng bộ xã Phiêng Luông (huyện Bắc Mê) về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, KT-XH 9 tháng năm 2022; công tác tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Hoàng Đình Phới, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo huyện Bắc Mê.

28/10/2022
Quốc hội dành 2 ngày thảo luận về tình hình phát triển KT-XH
BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 27.10 Quốc hội thảo luận tập trung tại hội trường kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có kế hoạch Tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý)...
28/10/2022