Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước

14:51, 14/09/2023

BHG - Sáng 14.9, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD) và đầu tư phát triển. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; đại diện các DNNN trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang.

Hiện nay, cả nước còn 478 doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 DN do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn). Các DN 100% vốn Nhà nước đang nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản, 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ DN trên thị trường, chiếm 25,78% tổng vốn SXKD và 23,4% giá trị tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn của các DN. Khu vực DNNN đóng góp 28% thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm 7,3% lao động của toàn bộ khu vực DN. Các DNNN đã thể hiện rõ vai trò trong việc góp phần bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện nhiệm vụ QP-AN và thực hiện chính sách an sinh xã hội...

Đối với tỉnh Hà Giang, hiện có 5 DNNN; trong đó, 1 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 4 DN do Nhà nước nắm giữ từ 34,4% – 65,98% vốn điều lệ. Nhìn chung, các DNNN đều hoạt động có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tạo việc làm ổn định, đảm bảo các chế độ, chính sách của đối với người lao động tại DN; đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Tại hội nghị, các đại biểu chỉ rõ một số hạn chế như: Hiệu quả hoạt động của không ít DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; còn khoảng 30% DN hoạt động thua lỗ. Các tập đoàn, tổng công ty mặc dù nắm giữ trên 60% nguồn lực của nền kinh tế nhưng chưa chú trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực cho nền kinh tế. Công tác đổi mới quản trị DN trong điều hành SXKD còn chậm, chi phí SXKD lớn, công nghệ và công cụ quản trị kinh doanh chậm đổi mới... Đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm thúc đẩy hoạt động SXKD và đầu tư phát triển của DNNN.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp: “Chung sức, đồng lòng, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế đất nước; hài hòa lợi ích của nhân dân, doanh nghiệp, Nhà nước; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân để xây dựng DNNN trở thành lực lượng tiên phong, dẫn dắt nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DNNN, kịp thời đưa ra các giải pháp, chính sách sát thực tế, khả thi, hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, nghị định, thông tư của các cấp để tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển trên tinh thần phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho DNNN. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích, tạo động lực, truyền cảm hứng cho những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung...

Đối với các DNNN, Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, bản sắc văn hóa, đạo đức kinh doanh, nâng cao tính tự lực, tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; tham gia tích cực, hiệu quả vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước, nhất là đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng chiến lược, từ đó, khẳng định vai trò nền tảng, dẫn dắt cho nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho DNNN, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia. Đề cao đạo đức doanh nhân, có trách nhiệm với xã hội; chăm lo cải thiện đời sống cho người lao động trong các DNNN...

Tin, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội giám sát tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản
BHG - Chiều 13.9, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang đã có buổi giám sát kết quả thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng quỹ BHXH theo Luật BHXH năm 2014 tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang. Đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang chủ trì buổi giám sát.
13/09/2023
Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về công tác Cựu chiến binh Việt Nam
BHG - Chiều 13.9, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thường trực T.Ư Hội CCB Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban xây dựng đảng Tỉnh ủy; các huyện, thành ủy, hội CCB các huyện, thành phố.
13/09/2023
Sở NN&PTNT công bố Quyết định về công tác cán bộ đối với Chi cục Kiểm lâm
BHG - Chiều 13.9, tại Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ. Đến dự có đồng chí Hoàng Hải Lý, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh cùng các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT.
13/09/2023
Đoàn kiểm tra số 1 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh làm việc với BTV Huyện ủy Quang Bình
BHG - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 26 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp (CCTP) tỉnh về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCTP; chiều 12.9, Đoàn kiểm tra số 1 của BCĐ CCTP tỉnh do đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Quang Bình.
13/09/2023