Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ

13:32, 25/04/2024

Ngày 24/4, tại thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Mông Cổ.

Tham dự cuộc gặp gỡ lần này có đại diện 19 công ty Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, bảo hiểm, xây dựng, tự động hóa, nông nghiệp, sinh thái và du lịch cùng hơn 30 đại diện của 22 doanh nghiệp Mông Cổ. Doanh nghiệp hai bên đã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tại cuộc gặp gỡ đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa Công ty Hanoi Re của Việt Nam và Công ty Amar Insurance của Mông Cổ. Theo đó, Hà Nội Re cam kết cung cấp cho Amar Insurance những hiểu biết kỹ thuật về các sản phẩm và thị trường tái bảo hiểm quốc tế, đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nhân viên của Amar Insurance, hỗ trợ năng lực tái bảo hiểm và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật quản lý rủi ro. Ngược lại, Amar Insurance cam kết ưu tiên hợp tác và cung cấp cho Hà Nội Re những hiểu biết sâu sắc về thị trường, các quy định và kiến thức cần thiết về tái bảo hiểm-tái bảo hiểm ở Mông Cổ.

Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa Công ty Hanoi Re của Việt Nam và Công ty Amar Insurance của Mông Cổ. (
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm giữa Công ty Hanoi Re của Việt Nam và Công ty Amar Insurance của Mông Cổ. (

Trả lời phỏng vấn báo chí Mông Cổ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại giữa hai nước cũng như vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước trong tổng thể mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ.

Ông cho biết, theo thống kê của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai nước năm 2023 đã đạt hơn 130 triệu USD; khẳng định các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ được tổ chức tại Mông Cổ và Việt Nam trong các năm 2022, 2023 và cuộc gặp gỡ doanh nghiệp lần này đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường hợp tác, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước. Thông qua các diễn đàn và gặp gỡ, doanh nghiệp hai bên có cơ hội giao lưu trực tiếp, trao đổi thông tin, tìm hiểu về nhu cầu, tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và trên cơ sở đó tăng cường mở rộng hợp tác.

Đại sứ cho biết, với hơn 100 triệu dân, Việt Nam không phải là thị trường nhỏ. Hiện nay, Việt Nam đang rất quan tâm và có nhu cầu lớn đối với nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, xương gia súc từ Mông Cổ. Việt Nam sử dụng xương gia súc để chế biến làm thức ăn gia súc và phân bón cho nông nghiệp. Ngoài ra, việc nhập khẩu than và da từ Mông Cổ cũng như các nguyên tố đất hiếm cần thiết cho việc sản xuất ô-tô điện như đồng, kẽm và nhôm hiện đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Để mở rộng hơn nữa hợp tác giữa Mông Cổ và Việt Nam, việc tăng cường hợp tác của ngành vận tải, logitics hai nước đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.

Đại sứ cho biết thêm, các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đến Mông Cổ để nghiên cứu thảo dược và xác định rằng, trên thảo nguyên Mông Cổ có khoảng 3.000 loại thảo dược. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Phó Chủ tịch MNCCI Ts. Magnaibaatar khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống Mông Cổ và Việt Nam trong thời gian qua không ngừng phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Ông cho biết năm 2023, Mông Cổ đã xuất khẩu sang Việt Nam 5 triệu USD các sản phẩm thịt cừu, thịt dê, sản phẩm từ gia súc; ở chiều ngược lại, Mông Cổ đã nhập khẩu từ Việt Nam 115 triệu USD các mặt hàng như gạo, dầu đậu nành, các loại hạt đóng hộp, trái cây sấy khô và bao bì nhựa.

Ông Ts. Magnaibaatar khẳng định MNCCI sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các đối tác Việt Nam để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, cân bằng kim ngạch thương mại, triển khai các dự án, chương trình chung, thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, cũng như giải quyết các vấn đề vận tải logistic.

Theo Nhân Dân Điện tử


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Rủi ro khó tránh với người lao động
Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên thế giới phải đương đầu nhiều rủi ro về sức khỏe. Hồi chuông cảnh báo được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) gióng lên trong báo cáo mới công bố có tên “Bảo đảm an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
24/04/2024
Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân thăm và làm việc tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu, thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 21-26/4.
23/04/2024
Mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam
Trong bài viết với nhan đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam" đăng ngày 21/4 trên báo Cairo Today, một trong những báo điện tử uy tín hàng đầu ở Ai Cập, nhà báo Ai Cập Ahmed Hassan đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam, đồng thời đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước và nhân dân Việt Nam đang vững bước trên con đường phát triển thịnh vượng, với nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đổi mới.
23/04/2024
Phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
22/04/2024
Cung cấp máy lạnh Reetech giá rẻ