Indonesia thúc đẩy ASEAN thành trung tâm tăng trưởng toàn cầu

16:33, 16/03/2023

Chiến lược chính của Indonesia nhằm thúc đẩy hội nhập và khả năng cạnh tranh để đưa ASEAN thành trung tâm tăng trưởng là thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, đàm phán Thỏa thuận khung kinh tế số.

 

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết khu vực ASEAN có đủ nguồn lực để trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới với GDP đạt 3.360 tỷ USD vào năm 2021, đứng thứ 5 thế giới, và dân số hơn 650 triệu người.

Ngày 15/3, ông Airlangga cho hay thương mại của ASEAN với các nước đối tác cũng đã gia tăng đáng kể, đạt 34% trong thập kỷ qua.

Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN năm 2021 đã đạt 179 tỷ USD. Phần lớn các nước ASEAN cũng ghi nhận lạm phát thấp hơn mức trung bình toàn cầu.

Bộ trưởng cao cấp này cũng nhắc lại rằng Indonesia - với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023 - đã xác định 16 Mục tiêu kinh tế ưu tiên (PED) được chia thành 3 động lực chiến lược là phục hồi-tái thiết, kinh tế kỹ thuật số, và phát triển bền vững.

Chiến lược chính của Indonesia nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh để biến ASEAN thành trung tâm tăng trưởng là thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, bằng cách mở rộng giao dịch nội tệ và QRIS, đồng thời đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận khung kinh tế kỹ thuật số (DEFA).

Bộ trưởng Airlangga cho rằng để khuyến khích tăng cường các thành tựu nói trên, ASEAN cần tận dụng nhiều cơ hội hợp tác kinh tế trong khu vực, cả dưới hình thức hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN+1 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ông Airlangga nhấn mạnh: “RCEP - được Indonesia khởi xướng vào năm 2011 - đã tạo ra một sức mạnh kinh tế mới, với tiềm năng đưa RCEP trở thành khu vực công nghiệp cạnh tranh trên thế giới.”

Bên cạnh đó, ASEAN cần tăng cường kết nối đường không và đường biển, khuyến khích hiện thực hóa Mạng lưới điện ASEAN và thúc đẩy an ninh lương thực thông qua việc củng cố chuỗi cung ứng và hệ thống logistics khu vực. Cụ thể, cần hợp tác liên ngành để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời xây dựng cơ chế củng cố hệ thống cảnh báo sớm.

Theo ông Airlangga, ASEAN cần thúc đẩy chương trình nghị sự bền vững thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo xuyên ASEAN như năng lượng mặt trời và thủy điện, hệ sinh thái xe điện và khuôn khổ kinh tế xanh khu vực.

Ngoài ra, Indonesia cũng đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển khu vực bền vững thông qua Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương Thái Bình Dương (AIPF), trong đó, lĩnh vực công, lĩnh vực tư và toàn cầu sẽ được mời tham gia các dự án trong khu vực nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng xanh, tăng cường chuỗi cung ứng, chuyển đổi số và kinh tế sáng tạo, cũng như tài chính đổi mới và bền vững./.

Theo vietnamplus.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Israel-Palestine nhất trí hợp tác an ninh và giảm leo thang căng thẳng
Các đại diện của Israel và Palestine đã nhất trí hợp tác hướng tới một nền hòa bình "thực sự và bền vững", cũng như khẳng định sự cần thiết phải "cam kết giảm leo thang trên thực địa".
28/02/2023
WHO đánh giá nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm H5N1 tại Campuchia
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/2 cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia vẫn ở mức thấp dù nước này đã phát hiện 2 ca bệnh gần đây.
28/02/2023
Toàn cảnh tan hoang sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ từ góc nhìn trên cao
Sau thảm họa động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2 vừa qua, nhiều thị trấn, thành phố... đã gần như bị san thành bình địa và vắng bóng người. Người dân buộc phải rời bỏ nơi họ đã sinh sống, chuyển sang những "thành phố lều trại" mới kế bên. Thị trấn Nurdagi, tỉnh Gaziantep là một ví dụ điển hình.
26/02/2023
Những thay đổi lớn của thế giới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra cách đây một năm đã thổi bùng cơn lạm phát toàn cầu, vực dậy sức mạnh của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu, làm thay đổi học thuyết quân sự và hồi sinh sức ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài.
25/02/2023