Phong trào "Quyền sống cho người da màu" được đề cử Giải Nobel Hòa bình 2021

11:48, 31/01/2021

Xuất phát từ Mỹ năm 2013, phong trào này đã lên đến cao trào hồi tháng 5/2020 sau vụ người Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong do bị cảnh sát da trắng ghì cổ.

Người biểu tình mang theo nhiều khẩu hiệu " Black Lives Matter" phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
Người biểu tình mang theo nhiều khẩu hiệu " Black Lives Matter" phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Ngày 30/1, một nghị sĩ Na Uy cho biết phong trào "Quyền sống cho người da màu" (Black Lives Matter) đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc sau vụ một người da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ trấn áp, đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình 2021.

Phong trào này đã lên đến cao trào hồi tháng 5/2020 sau vụ người Mỹ gốc Phi George Floyd (46 tuổi) tử vong do bị cảnh sát da trắng ghì cổ trong gần 9 phút ở Minneapolis. Sự việc đã "đổ thêm dầu" vào ngọn lửa biểu tình trên khắp nước Mỹ và lan ra nhiều nơi trên thế giới.

Nghị sĩ Petter Eide, người đề cử Black Lives Matter cho giải Nobel Hòa bình, cho biết: "Phong trào này đã trở thành một trong những phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất với bất bình đẳng sắc tộc. Phong trào đã lan rộng ra nhiều nước, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc đấu tranh chống bất công liên quan đến chủng tộc".

Theo quy định, hàng chục nghìn người, trong đó có nhiều nghị sĩ và bộ trưởng từ tất cả các nước, cả những người từng nhận giải thưởng Nobel và các học giả lỗi lạc, có thể đề cử các ứng cử viên cho nhiều giải Nobel khác nhau. Hạn chót là đến hết ngày 31/1.

Một số cái tên khác cũng được nêu ra cho giải Nobel Hòa bình như nhà sáng lập WikiLeaks gây tranh cãi Julian Assange hay cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump... Chủ nhân các giải Nobel sẽ được xướng tên từ đầu tháng 10 và lễ trao giải dự kiến diễn ra ngày 10/12.

Theo vtv.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

4 biến thể nguy hiểm nhất có thể khiến cuộc đua vaccine Covid-19 "xôi hỏng bỏng không"

Hiện nay có 4 loại biến thể của virus SARS-CoV-2 đặc biệt gây lo ngại khi chúng có thể khiến những nỗ lực chống dịch và cuộc đua vaccine Covid-19 trở nên "xôi hỏng bỏng không". Các nhà khoa học không bất ngờ khi virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi và tiến hóa, bởi dù sao đó cũng là bản chất của các loại virus. Tuy nhiên, với sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, virus này dường như đang ngày càng có nhiều cơ hội để tiến hóa

30/01/2021
Điều gì khiến một số biến thể mới của SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

Trong bối cảnh một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan rộng trong các cộng đồng trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách thức chúng hoạt động cũng như cơ chế ngăn chặn. Sự gia tăng nhanh chóng của 3 biến thể SARS-CoV-2 nguy hiểm thời gian gần đây đã cho thấy khả năng gia tăng lây nhiễm, đẩy nhanh tốc độ lây lan của virus từ vật chủ này sang vật chủ khác.

 

28/01/2021
Sơ tán nhà máy sản xuất vắcxin COVID-19 của AstraZeneca tại Anh

Một nhà máy sản xuất vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của AstraZeneca ở xứ Wales của Anh đã phải sơ tán sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Wockhardt UK - công ty vận hành nhà máy trên - ngày 27/1 cho biết đã thông báo vụ việc tới các cơ quan hữu quan.

28/01/2021
Truyền thông thế giới đưa tin đậm về Đại hội XIII của Đảng

Tờ PathetLao (Đất nước Lào) ngày 26-1 đăng trang trọng trên trang nhất bài viết có tiêu đề "Chúc mừng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam". Bài viết nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, theo hướng đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát triển. Bài báo khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào tiếp tục hợp tác với Đảng...

27/01/2021