Nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đối khí hậu

10:38, 10/06/2021

BHG - Trước tình hình ngập lụt, sạt lở, dông tố, bão lũ diễn biến phức tạp, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp chủ động, tích cực thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH). 

Các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ người dân phường Minh Khai, thành phố Hà Giang trong đợt mưa lũ tháng 7.2020
Các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ người dân phường Minh Khai, thành phố Hà Giang trong đợt mưa lũ tháng 7.2020

Có thể nhận thấy, BĐKH tác động tiêu cực đến nhiệm vụ phát triển KT – XH cũng như công cuộc giảm nghèo bền vững; nhiều công trình xây dựng, đường giao thông, nhà ở bị sập, hỏng, lũ cuốn trôi; nhiều người bị thương vong; gây thiệt hại lớn đến tài sản, hoa màu; hiện tượng xói mòn, rửa trôi ngày càng gia tăng. Để chủ động ứng phó với BĐKH, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung lãnh, chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng: Công tác bảo vệ môi trường được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành; các dự án được xem xét, đánh giá về môi trường trước khi phê duyệt. 

Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh; tập trung nguồn lực xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai nhiều biện pháp phù hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, như: Kè chống sạt lở; xây dựng kênh thủy lợi kết hợp đường giao thông nông thôn; trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, kết hợp giải pháp tạo sinh kế cho người dân; xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai; tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền kiến thức về BĐKH rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu đúng bản chất của BĐKH để thích nghi, ứng phó hiệu quả…

Tuy nhiên, tỉnh ta gặp không ít khó khăn trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế về tác động nguy hiểm của thiên tai; thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai; tập quán sinh sống, sản xuất của người dân tập trung ở các vùng ven suối, sườn núi nên làm gia tăng rủi ro gặp thiên tai; hạ tầng cơ sở, phương tiện kỹ thuật thiếu đồng bộ; hệ thống cống, rãnh thoát nước tại các khu dân cư tập trung còn nhỏ hẹp, không kịp thoát nước khi trời mưa to kéo dài, dẫn đến ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tài sản của Nhà nước và nhân dân; chưa có cán bộ chuyên môn về ứng phó với BĐKH từ cấp tỉnh đến cấp xã; cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường tại cấp huyện thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực; cấp xã chưa có cán bộ chuyên môn...

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH, các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển KT – XH. Nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh các cấp, sẵn sàng triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó BĐKH. Rà soát, hỗ trợ di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét và các nơi nguy cơ thiên tai. Tăng cường bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; tăng cường chia sẻ thông tin, xây dựng cơ chế liên kết vùng trong ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Đặc biệt, tập trung xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm môi trường, ngập úng cục bộ tại đô thị và các khu dân cư; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý nước thải, nhất là nước thải y tế, nước thải sinh hoạt đô thị. Tăng cường kiểm tra các kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định…

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang tập trung dập dịch tả lợn châu Phi

BHG - Dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn 3 xã, phường gồm: Phương Độ, Ngọc Đường, Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) đã khiến 345 con lợn, trọng lượng trên 16.000kg của 25 hộ chăn nuôi bị bệnh, buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế đối với người chăn nuôi.

31/05/2021
Hôm nay: Nhiều nơi nắng nóng gay gắt hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 30-5, ở các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt hơn 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ hơn 35 độ C từ 12-17 giờ.

30/05/2021
"Tổng lực toàn diện, tập trung trí tuệ, thời gian, công sức, trách nhiệm đẩy lùi dịch bệnh"

BHG - Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố sáng 29.5 về tình hình dịch Covid – 19. Cuộc họp có sự tham dự của các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư. Dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh có đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ phòng, chống dịch Covid – 19 của tỉnh.

29/05/2021
Nông Sơn Đoàn chung tay phòng, chống Covid-19

BHG - Câu chuyện thanh niên dân tộc La Chí, Nông Sơn Đoàn nhường lại ngôi nhà của mình cho lực lượng chức năng lập chốt  kiểm tra y tế phòng, chống dịch Covid-19 đang lan tỏa khắp huyện Xín Mần. Anh Nông Sơn Đoàn sinh năm 1993, trú thôn Na Lũng, xã Bản Díu (Xín Mần) trong gia đình thuần nông, đời sống gặp nhiều khó khăn. Sau khi lập gia đình, anh vay mượn vốn kinh doanh và mở cửa hàng sửa chữa xe máy trên tuyến Tỉnh lộ 177 nối Hoàng Su Phì và Xín Mần. 

29/05/2021