Thực hiện 'visa vaccine' với tinh thần bảo đảm an toàn trên hết

17:53, 19/03/2021

Sáng 19/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, nghe báo cáo, thảo luận về một số vấn đề liên quan đến triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; công tác chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, chính sách thực hiện “visa vaccine” (còn gọi là "hộ chiếu vaccine").

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo sáng 19/3. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo sáng 19/3. Ảnh: VGP/Đình Nam

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại tỉnh Hải Dương, 12 ngày gần đây chỉ còn 4/12 huyện, thành phố (TP. Hải Dương, TP. Chí Linh, huyện Kim Thành và huyện Cẩm Giàng) ghi nhận rải rác 1-2 ca mắc mới trong ngày, đều là các trường hợp đã được cách ly từ trước. Các tỉnh, thành phố có trường hợp mắc trong đợt dịch này đều có liên quan tới Hải Dương hoặc trở về từ Hải Dương và các địa phương đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 

Bộ Y tế đang thực hiện rà soát, rút kinh nghiệm về công tác cách ly tập trung tại Hải Dương thời gian qua, đồng thời, chỉ đạo tỉnh Hải Dương lưu ý nâng cao chất lượng xét nghiệm.

Trong bối cảnh dịch bệnh có thể còn kéo dài và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội, vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Khi có nguy cơ dịch xảy ra phải ưu tiên cho công tác phòng chống dịch thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó với các cấp độ của dịch. Không áp dụng giãn cách trên phạm vi rộng; các biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hạn chế tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Trước mắt, cần chủ động trong trạng thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực và ở tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là những nơi thường xuyên có tập trung đông người, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.

Thường trực Ban Chỉ đạo nghe báo cáo và thảo luận về công tác chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, chính sách hướng dẫn thực hiện “visa vaccine”. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thường trực Ban Chỉ đạo nghe báo cáo và thảo luận về công tác chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, chính sách hướng dẫn thực hiện “visa vaccine”. Ảnh: VGP/Đình Nam

Thường trực Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo, ý kiến của các Bộ: TT&TT, Ngoại giao, Y tế, Công an, Quốc phòng, các nhà mạng về công tác chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật; nghiên cứu, đề xuất chính sách, hướng dẫn cụ thể để thực hiện chủ trương “visa vaccine” trong thời gian tới, khi điều kiện cho phép, với tinh thần “thực hiện mục tiêu kép nhưng bảo đảm an toàn là trên hết”.

Theo đó, đối với người dân trong nước, thông tin tiêm chủng sẽ được tích hợp vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, thực hiện liên thông với cơ sở dữ liệu công dân, không chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong tiêm chủng, mà còn giúp kiểm soát việc đi lại, di chuyển trong tình hình có dịch sau này một cách thống nhất, thuận lợi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin thêm tới đây, khi đi tiêm chủng, người dân phải tải ứng dụng hồ sơ điện tử, khai báo lại thông tin cần thiết. Cơ sở y tế quét mã QR-code thay vì thực hiện thao tác trên giấy; thông tin cho người dân về vaccine, điều khoản tiêm chủng… Sau đó, người dân được khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm và hoàn thành quy trình tiêm.

Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, người dân được cấp chứng nhận và mã QR-Code xác nhận. Bên cạnh đó, nhân viên ngành y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người trong diện tiêm chủng. Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin số liệu nhằm phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19 và được cung cấp công cụ giám sát thông tin người dân đã tiêm vaccine COVID-19.

Đối với người nước ngoài, đại diện các bộ ngành, nhà mạng di động lớn cho biết hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng triển khai từ tháng 4/2021.

"Hệ thống kỹ thuật phải tính đến những trường hợp phức tạp nhất, sẵn sàng để triển khai ngay sau khi có chính sách cụ thể về visa vaccine", Thường trực Ban Chỉ đạo lưu ý.

Về chính sách, hướng dẫn cụ thể, Bộ Y tế tiếp tục làm việc với các cơ quan y tế nước ngoài để Việt Nam có thể sớm tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện cho giao thương, đi lại thuận lợi cho những người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các nước.

Tại cuộc họp, đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch bày tỏ đồng tình với chủ trương, phương châm của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế về vấn đề “visa vaccine”.

Ảnh: VGP/Đình Nam
Ảnh: VGP/Đình Nam

 Liên quan đến tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong nước, theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng quốc gia, tính đến 16h ngày 18/3/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vaccine AstraZeneca cho 27.546 người.

Các điểm tiêm chủng đều tuân thủ quy định của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm ở mức cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine. Một số trường hợp phản vệ độ 2 được phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định của Bộ Y tế và sức khoẻ những trường hợp này đều đã bình phục.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Học sinh thực hiện thông điệp 5K khi đến trường

BHG - Sáng 22.2, học sinh (HS) trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở giáo dục tại huyện Xín Mần) đã quay trở lại trường học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu và đợt phòng, chống dịch Covid-19. Để đảm bảo an toàn, các trường đã "kích hoạt" các giải pháp tăng cường phòng, chống dịch, đặc biệt là thông điệp 5K.

 

22/02/2021
Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, hàng chục nghìn mẫu xét nghiệm âm tính

Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước. Gần 83% bệnh nhân COVID-19 đợt này không có biểu hiện lâm sàng

21/02/2021
Rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19

Chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe Bộ Y tế báo cáo về tình hình, tiến độ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong nước.

20/02/2021
Giữ mùa Xuân trọn vẹn nơi biên thùy

Xuân 2021 - Một mùa Xuân mới lại về với huyện biên giới Xín Mần, cỏ cây bừng sắc hương, lòng người rộn ràng với niềm tin vào năm mới nhiều may mắn, thành công sau một năm nhiều biến động với dịch bệnh và thiên tai. Để có được một mùa Xuân trọn vẹn với khí thế mới, niềm tin mới như hôm nay, các cấp chính quyền, quân và dân huyện Xín Mần đã đồng lòng vượt qua khó khăn hoàn thành các chỉ tiêu và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, để người dân đón một cái Tết đầm ấm, yên vui nhất.

18/02/2021