Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội

09:58, 24/05/2024

BHG - Ngay  sau khi Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH); Kết luận số 06-KL/TW ngày 10.6.2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW. Các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDCSXH và xác định TDCSXH là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng Nông thôn mới.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp, ngành đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân trong tỉnh hiểu về Chỉ thị số 40-CT/TW; Kết luận số 06-KL/TW; Kế hoạch triển khai của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời tới các tầng lớp nhân dân nắm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của NHCSXH về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tổ chức tập huấn cán bộ kiêm nghiệm thực hiện tín dụng chính sách cho thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: CTV
Tổ chức tập huấn cán bộ kiêm nghiệm thực hiện tín dụng chính sách cho thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: CTV

Trong quá trình triển khai Chỉ thị, hoạt động thông tin tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức, gồm: Tuyên truyền qua các cơ quan truyền thông Báo, Đài địa phương bằng các phóng sự và tin bài; chỉ đạo NHCSXH phối hợp với 4 tổ chức CT-XH nhận ủy thác tuyên truyền qua các bản tin của các tổ chức CT-XH; tuyên truyền tại cuộc họp giao ban tại Điểm giao dịch xã, các buổi sinh hoạt định kỳ của Tổ tiết kiệm và vay vốn; Lãnh đạo cấp ủy chính quyền cơ sở, Trưởng thôn tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ thôn, bản, qua loa truyền thanh của thôn, xã...

Hàng năm, Tỉnh ủy đều chỉ đạo UBND tỉnh, các huyện/thành phố ưu tiên, dành một phần vốn ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH tỉnh, huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đưa hoạt động TDCSXH thành nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; chỉ đạo Ủy ban MTTQ vận động, động viên các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn dành nguồn vốn ủy thác hoặc gửi vào NHCSXH để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.

Hoạt động TDCSXH do NHCSXH thực hiện với bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý đặc thù; từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đến nay, tổng số thành viên tham gia hoạt động Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp có 313 thành viên, trong đó cấp tỉnh có 11 thành viên; cấp huyện 302 thành viên. Để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TDCS tại cơ sở, nhằm phát huy hiệu quả của TDCS, giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản số 845/UBND-KT ngày 24.03.2015 về việc thực hiện bổ sung Chủ tịch xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện theo chỉ đạo tại văn bản số 1423/VPCP-KTTH ngày 02.03.2015 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung Chủ tịch xã vào ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. Với 11/11 Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện và 193/193 Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên BĐD HĐQT NHCSXH cấp huyện. Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện tốt chức năng giám sát việc thực thi các chỉ thị, nghị quyết của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐQT NHCSXH và các văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn TDCSXH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn TDCS; chỉ đạo kịp thời các sở, ban, ngành có liên quan và chính quyền cấp xã phối hợp với NHCSXH và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình TDCS trên địa bàn toàn tỉnh.

Cán bộ Ngân hàng CSXH kiểm tra vốn vay hộ nghèo tại xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì). Ảnh: CTV
Cán bộ Ngân hàng CSXH kiểm tra vốn vay hộ nghèo tại xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì). Ảnh: CTV

Hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện trên 19 chương trình TDCS. Doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay đạt 10.095 tỷ đồng, với 255.112 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 6.757 tỷ đồng, bằng 67% doanh số cho vay. Đến 30.4.2024, tổng dư nợ các chương trình TDCS đạt 5.150,1 tỷ đồng, tăng 3.323,2 tỷ đồng so với năm 2014, với 94.234 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 54,6 triệu đồng, tăng 35,6 triệu đồng so với năm 2014.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra, rà soát, xác định, bổ sung đối tượng vay vốn TDCS được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc việc thống kê, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn phát sinh hàng năm làm cơ sở để những đối tượng này được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo UBND cấp xã trong công tác điều tra, xác nhận đối tượng được vay vốn NHCSXH

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực triển khai hoạt động TDCSXH, để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình TDCS trên địa bàn, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính ủy thác qua NHCSXH để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong những năm qua, nguồn vốn trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ cấu nguồn vốn TDCSXH đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương thể hiện rõ chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực” với phương châm “nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”. Nhờ đó, nguồn vốn TDCSXH thời gian qua đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn TDCSXH được đầu tư đến 193/193 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, bản, tổ khu phố. Đến 30.04.2024, tổng dư nợ các chương trình TDCS đạt 5.150,1 tỷ đồng, tăng 3.323,2 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với 94.234 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11%. Tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW đến nay đạt 10.095 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng đã giúp trên 69 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 29.240 lao động; xây dựng 57.163 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo tiêu chuẩn; 1.268 căn nhà ở cho hộ nghèo, 49.973 hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng 355 căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, giai đoạn 2016-2021 tỷ lệ hộ nghèo giảm 25,11%, (từ 43,65 xuống còn 18,54%). Giai đoạn 2022-2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,96% (từ 42,08% xuống còn 31,12%).

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tại địa phương, giúp củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh huy động trên 860 triệu đồng trong tuần lễ gửi tiền tiết kiệm
BHG - Từ 24 – 31.5, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Minh phối hợp với các tổ chức chính tri – xã hội phát động “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” năm 2023.
31/05/2023
Đánh giá kết quả cho vay ủy thác năm 2023
BHG - Chiều 30.1, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả cho vay ủy thác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Tỉnh đoàn Hà Giang.
31/01/2024
Nông dân Quản Bạ phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách
BHG - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quản Bạ, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, đã có hàng trăm hội viên được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
30/04/2023
Đại hội Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
BHG - Sáng 29.5, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
29/05/2023
vay tiền kinh doanh không tài sản đảm bảo Ứng dụng vay online lãi suất ưu đãi