Đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh

17:23, 23/06/2023

BHG - Chiều 23.6, Sở Công thương tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trong hoạt động khai thác khoáng sản và chế biến nông lâm sản, thủy điện trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành và trên 30 doanh nghiệp, HTX.

Tính đến 31.12.2022, trên địa bàn tỉnh có 26 giấy phép khai thác khoáng sản kim loại còn hiệu lực, nhưng chỉ có 4 mỏ đang hoạt động khai thác, 16 mỏ tạm dừng hoạt động, 6 mỏ đang tiến hành xây dựng cơ bản và chưa khai thác. Hoạt động chế biến sâu khoáng sản tập trung vào 4 loại khoáng sản chính là sắt, mangan, chì kẽm và antimon. Tuy nhiên phần lớn các nhà máy chế biến của các loại khoáng sản này đang tạm dừng hoạt động hoặc chưa xây dựng. Hiện có nhà máy luyện antimon kim loại công suất 1.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, dự án đang hoạt động ổn định.

Lãnh đạo Sở Công thương điều hành hội nghị
Lãnh đạo Sở Công thương điều hành hội nghị

Đối với các dự án thủy điện, trên địa bàn tỉnh hiện đã phê duyệt 77 dự án với tổng công suất lắp máy trên 1.062MW; trong đó 6 dự án được xây dựng, vận hành phát điện trước thời điểm lập quy hoạch với tổng công suất 19,8 MW, 71 dự án được phê duyệt trong quy hoạch với tổng công suất là 1.043 MW. Hiện có 40 nhà máy thủy điện đang phát điện vào lưới điện Quốc gia với tổng công suất lắp máy là 752,5 MW; 10 dự án đang thi công với tổng công suất 103,5MW; 27 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với tổng công suất 206,8MW. Trong năm 2022 tổng điện lượng phát đạt 3.061 triệu kWh; tổng doanh thu 3.248 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023 tổng điện lượng phát đạt khoảng 598,19 triệu kWh, tổng doanh thu khoảng 852,47 tỷ đồng, giảm trên 50% tổng điện lượng phát và doanh thu so với cùng kỳ năm trước.

Với hoạt động chế biến nông lâm sản, đang phát triển về số lượng, đa dạng về nghề; giá trị sản xuất và xuất khẩu không ngừng tăng, từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện trên địa bàn tỉnh có 257 cơ sở chế biến chè, khoảng 190 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, 3 cơ sở chế biến cam (1 cơ sở quy mô công nghiệp và 2 cơ sở quy mô tiêu thủ công nghiệp) và một số nhà máy chế biến nông sản tại các địa phương, cụm công nghiệp; nhiều sản phẩm hàng lưu niệm, hàng hóa đặc trưng và làng nghề đã tạo được uy tín và niềm tin đối với người tiêu dùng và trên đà phát triển.

Đại diện Công ty TNHH Minh Tiến – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản kiến nghị một số vướng mắc
Đại diện Công ty TNHH Minh Tiến – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản kiến nghị một số vướng mắc

Tại hội nghị, các doanh nghiệp thông tin những khó khăn đang gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Giá nguyên vật liệu đầu vào cao; sức cạnh tranh các sản phẩm của tỉnh trên thị trường yếu do chi phí vận tải cao; hạn hán kéo dài, lượng mưa thấp, sản lượng điện giảm sâu so với những năm trước khiến nguồn thu của các doanh nghiệp giảm… Đồng thời đề xuất tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án khai thác khoáng sản, thủy điện. Có cơ chế rút ngắn thời gian điều chỉnh về quy hoạch đất cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư lĩnh vực chế biến nông lâm sản. Quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt là đề xuất điều chỉnh, sửa đổi các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn của T.Ư và quy định của tỉnh chưa phù hợp với thực tiễn.

Lãnh đạo Sở Công thương và các sở, ngành tiếp thu, giải đáp các ý kiến thuộc thẩm quyền và tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền tỉnh và T.Ư. Đồng thời khẳng định qua hội nghị giúp các ngành chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, các đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh, góp phần khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tạo mối liên kết và sự đồng thuận cao giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Tin, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang tăng cường quảng bá sản phẩm Ocop qua các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm
Hà Giang tăng cường quảng bá sản phẩm Ocop qua các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm
29/11/2022
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thăm và làm việc với Sở Công thương Hà Giang
BHG- Ngày 28.5, trong khuôn khổ chương trình làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Hà Giang, đồng chí Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương đã đến thăm, động viên tập thể cán bộ công chức, viên chức của Sở Công thương tỉnh Hà Giang. Đón đồng chí Thứ trưởng có tập thể Ban Giám đốc Sở và lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc.
29/05/2023
Nghiệm thu đề án hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong sản xuất cho các HTX tại Kim Ngọc và Xuân Minh
BHG - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương Hà Giang tổ chức nghiệm thu Đề án Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ gỗ rừng trồng cho HTX Rau Quả Sơn, tại xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang; Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến  trong chế biến nông sản” cho HTX Minh Quang, tại xã Xuân Minh, huyện Quang Bình. Tham dự đoàn nghiệm thu có Phó Giám đốc Sở Công thương đồng chí Đỗ Xuân Phúc và lãnh đạo Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương, lãnh đạo xã Kim Ngọc và xã Xuân Minh.
28/12/2022
Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Công thương
BHG - Sáng 27.4, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ Sở. Đến dự có lãnh đạo Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh.
27/04/2023