Cải tạo vườn tạp nâng cao thu nhập

08:05, 07/08/2023

BHG - Trên cơ sở Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1.12.2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Cải tạo vườn tạp (CTVT), phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”, BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang ban hành Chương trình số 05-CTr/HU, ngày 26.2.2021 về thực hiện Nghị quyết số 05, thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên để triển khai tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân huyện Bắc Quang giúp nhau cải tạo vườn tạp.
Cán bộ và nhân dân huyện Bắc Quang giúp nhau cải tạo vườn tạp.

Để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, huyện Bắc Quang tập trung tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình CTVT. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng trở thành phong trào thi đua, làm lan tỏa sâu rộng việc CTVT trong toàn huyện. Đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào CTVT, phát triển kinh tế hộ. Đưa chương trình CTVT vào nghị quyết của cấp ủy các cấp; có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm hàng năm của chính quyền địa phương. Từ đó, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, hướng dẫn người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo CTVT bằng những việc làm thiết thực. Trong 2 năm đã tổ chức tuyên truyền 732 buổi với 34.415 lượt người nghe. Nội dung tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về chương trình CTVT; quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia thực hiện; nội dung và các hạng mục mà hộ gia đình thực hiện.

Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nghiêm túc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND bằng những hình thức tuyên truyền phong phú: Hàng năm, các tổ chức đoàn thể huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện nghị quyết với nhiều hình thức phù hợp với từng thời điểm, từng địa phương cùng với đó là giám sát việc thực hiện nghị quyết đã được thực hiện thường xuyên, từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân chuyển biến tích cực.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông và tiêu thụ sản phẩm được chú trọng. Huyện đã chỉ đạo Tổ thẩm định, tư vấn cho các hộ nghèo, cận nghèo thực hiện Đề án CTVT của huyện tổ chức được 15 lớp với 310 người tham gia với hình thức tập huấn ngoài hiện trường FFS (cầm tay chỉ việc). Nội dung tập huấn chủ yếu về kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng cho nhân dân gắn với tổ chức tham quan học hỏi các mô hình điển hình giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để áp dụng vào tổ chức sản xuất. Hướng dẫn các hộ CTVT, sắp xếp lại vườn hộ, cơ cấu lại giống cây trồng, vật nuôi; trồng các loại cây, con ngắn ngày như rau, củ, quả, nấm, cây dược liệu; phát triển chăn nuôi lợn, dê, gia cầm, thủy sản; hỗ trợ giống cây, con, khoa học kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp trong bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại cấu trúc không gian vườn hộ một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với quy mô thực tiễn từng hộ, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, công tác chỉ đạo việc CTVT gắn với chuyển đổi số trong sản xuất được cấp ủy, chính quyền huyện rất quan tâm. Qua đó đã có một số mô hình triển khai đạt hiệu quả, như: Chăn nuôi gà thương phẩm của hộ ông Nguyễn Thành Luân, thôn Kè Nhạn, xã Đồng Yên với quy mô trên 1.500 con; mô hình liên kết trồng sả chiết xuất tinh dầu của các hộ tại xã Quang Minh với quy mô trên 5,5 ha...

Nhìn chung, các hộ thực hiện CTVT (đặc biệt đối với các hộ được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 58) đã và đang hình thành tư duy sản xuất mới thay thế cho tư duy, nhận thức, phong tục sản xuất thuần túy. Thu nhập từ CTVT tăng dần từ việc chăn nuôi như gà, lợn, cá… và cải thiện bữa ăn từ chính vườn rau gia đình. Việc áp dụng cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực được đẩy mạnh. Trong đó, lồng ghép các nguồn vốn được phân cấp, như: Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác, kinh phí từ nguồn vận động xã hội hóa.

Sau hơn 2 năm triển khai, toàn huyện có 412 hộ đăng ký thực hiện CTVT với tổng diện tích thực hiện các hạng mục 304.521m2. Trong đó, số hộ được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 58 là 160 hộ, số hộ không được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 58 là 252 hộ. Tổng nguồn vốn giải ngân theo Nghị quyết số 58 là 4.800 triệu đồng, cùng với đó, huyện còn huy động nguồn lực từ xã hội hóa do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trên 348 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn huy động nhân dân hỗ trợ 4.344 ngày công CTVT. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp có tiến triển tốt, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét.

Bài, ảnh: Lương Minh Hằng

(Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"3 khó" trong xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí mới
BHG - Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 và 1 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của BCH Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48/175 xã đạt chuẩn NTM, chỉ đạt 27% mục tiêu; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 14,3% mục tiêu; có 37 thôn đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM, đạt 4,6% mục tiêu.
31/07/2023
Vượt khó trong nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025
BHG - Trong nửa đầu nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank tỉnh Hà Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ Agribank chi nhánh tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, hướng dẫn về nghiệp vụ của ngành cùng với sự đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Hà Giang đã vượt khó để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
30/07/2023
An toàn để sản xuất sản xuất phải an toàn
BHG - Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn; bởi nó không chỉ để lại hậu quả trực tiếp với người lao động mà còn mang đến hệ lụy xấu cho gia đình, thậm chí là xã hội. Do đó, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những giải pháp chiến lược được tỉnh ta đặc biệt quan tâm thực hiện. Bởi đây chính là “chìa khóa” bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, giúp họ an toàn để sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
29/07/2023
Phòng giao dịch Agribank Bắc Vị xuyên đơn giản hóa thủ tục cho vay
BHG - Phòng giao dịch Bắc Vị Xuyên là Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh huyện Vị Xuyên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Agribank chi nhánh huyện Vị Xuyên và Agribank Chi nhánh Hà Giang, có trụ sở tại tổ 17, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn: Thành phố Hà Giang, xã Phong Quang, Kim Linh, Kim Thạch, Tùng Bá, Thuận Hòa, Phú Linh, Minh Tân...
28/07/2023